Tại H.Thống Nhất, lá dong được trồng chủ yếu ở các xã: Gia Kiệm, Gia Tân 3 và Quang Trung. Vào giữa tháng 12 âm lịch, các nhà vườn đã bắt đầu tập trung nhân công để chặt, lựa và xếp lá dong thành từng bó lớn để bán cho thương lái.
Một năm, lá dong có thể cho thu hoạch hai lần vào tết Đoan Ngọ và Tết Nguyên đán, tuy nhiên vụ thu hoạch đại trà nhất vẫn là dịp Tết Nguyên đán.
tin liên quan
Tiễn ông Táo: Người bên này thả cá chép, người bên kia lại vớt lênĐã thành thông lệ, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người dân lại thả cá chép ra sông với ý nghĩa tiễn đưa ông Táo về trời.
Cây dong ở H.Thống Nhất được tận dụng trồng trên các khu đất ven suối, không làm được nông nghiệp hoặc dưới các tán cây ăn quả, ven bờ rào. Những vườn dong ở địa phương có diện tích từ 2- 5 sào và có tuổi từ 15- 20 năm.
|
Các công đoạn để thu hoạch lá dong gồm: chặt - lựa và xếp lá. Để thu hoạch kịp giao cho thương lái, mỗi nhà vườn phải huy động từ 15- 20 nhân công, mỗi ngày công, người làm được trả từ 180 -200 ngàn đồng.
|
Chặt và vác lá lên bờ là công đoạn nặng nhọc nhất trong việc thu hoạch lá dong
|
|
Vác lá dong chất lên xe để chở đi tiêu thụ
|
|
Lá dong ở H.Thống Nhất được thương lái thu gom xuất bán cho thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận như: TP.HCM, Bình Dương.
|
Dù đã 74 tuổi nhưng ông Vũ Kim Phượng (ngụ ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm), vẫn hăng say chặt lá dong. Ông Phượng cho biết, gia đình ông trồng lá dong đã 20 năm nay. Với diện tích 3 sào lá dong trồng ven suối, thu hoạch lá dong bán vào dịp cuối năm ông cũng được khoảng 100 triệu đồng.
|
Lá dong trồng không tốn nhiều công chăm sóc lẫn chi phí nhưng mang lại nguồn thu nhập tương đối khá vào dịp cuối năm, giúp cho người dân có tiền lo một cái tết sung túc và vui vẻ hơn.
|
Bình luận (0)