Theo đó, tại khu vực phía nam hiện có 28 bệnh truyền nhiễm. Trong đó, tay chân miệng (TCM) và sốt xuất huyết (SXH) là 2 trong số 5 bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất.
Theo PGS.TS Ngọc Hữu, chỉ trong vòng 8 năm kể từ lúc phát hiện bệnh TCM thì đến năm 2011, bệnh đã nằm trong diện ca mắc và tử vong cao nhất ở khu vực phía nam. Có đến 62% số ca mắc ở nước ta về TCM xảy ra ở khu vực phía nam, gấp 2 lần miền Trung - Tây nguyên và gấp 4 lần khu vực phía bắc. Theo đó, có 85% ca tử vong do TCM cũng xảy ra ở phía nam.
PGS.TS Ngọc Hữu cho rằng đây là câu hỏi đặt ra đối với công tác điều trị TCM khi mà miền Nam tiếp xúc được nhiều ca bệnh hơn, đóng góp nhiều hơn cho phác đồ điều trị TCM trong cả nước nhưng tỷ lệ tử vong tại khu vực này vẫn cao nhất.
Còn SXH tại khu vực phía nam vẫn là trọng điểm (chiếm 80% số ca mắc trong cả nước). Trong thời gian gần đây, bệnh có xu hướng phát triển ở tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp.
Cũng từ năm 2011, đỉnh dịch TCM thường trùng đỉnh dịch SXH làm tăng gánh nặng điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra, bệnh tả, cúm H5N1 cũng thuộc nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm nhưng việc khống chế vẫn gặp nhiều khó khăn bởi công tác kiểm soát thức ăn đường phố, cung cấp nước sạch, dịch bệnh trên gia cầm vẫn còn hạn chế.
Hà Minh
>> Một bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng
>> 14 ca tử vong do bệnh tay chân miệng
>> Trung Quốc thử nghiệm vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng
>> Cứu sống bệnh nhi bị tay chân miệng nguy kịch
>> Trời oi bức, bệnh tay chân miệng tăng cao
Bình luận (0)