Thông tin từ quan chức Mỹ trên, không nêu tên, đã xác nhận nội dung 2 tờ The New York Times và The Washington Post đưa tin trước đó về sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ liên quan đến tên lửa tầm xa cung cấp cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ lâu thúc đẩy Mỹ phê chuẩn việc sử dụng Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS) để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Tổng thống Biden cho phép Ukraine dùng vũ khí Mỹ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga
Theo lời quan chức giấu tên, Tổng thống Biden đã đổi ý sau khi có tin CHDCND Triều Tiên triển khai lực lượng đến Nga. Triều Tiên hôm 25.10 cho rằng hành động này nếu có là không trái luật quốc tế, dù Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản bày tỏ lo ngại nghiêm trọng.
Trong khi các phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin trên, Ba Lan nằm trong số các nước lên tiếng hoan nghênh Mỹ thay đổi quyết định.
Nga và Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.
Thông tin được đưa ra trong lúc Mỹ chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Donald Trump, người từng hứa sẽ chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine trong vòng 1 ngày.
Các quan chức Mỹ trước đó cho rằng các tên lửa ATACMS sẽ chỉ có thể tạo ra sự khác biệt hạn chế đối với chiến dịch của Ukraine, và họ cũng muốn đảm bảo rằng kho tên lửa của Washington sẽ không bị cạn kiệt trong quá trình viện trợ cho Kyiv.
Pháp và Anh đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa tầm xa của họ, lần lượt là Storm Shadow và SCALP, nhưng vẫn chưa cấp quyền cho Kyiv tấn công lãnh thổ Nga nếu Mỹ chưa phê chuẩn quyền sử dụng liên quan đến ATACMS.
Điểm xung đột: Cơ sở hạt nhân Iran bị không kích; vũ khí nào khiến NATO e sợ Nga?
Còn Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến nay vẫn từ chối cung cấp tên lửa Taurus với tầm bắn hơn 500 km vì lo ngại Kyiv có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Bình luận (0)