Ung thư tuyến tụy: Đừng chủ quan trước các dấu hiệu bất thường

28/09/2018 09:00 GMT+7

Một thực tế mà bệnh nhân ung thư tuyến tụy phải đối diện: Chỉ có khoảng 5% bệnh nhân sống được trên 5 năm và chỉ 1% bệnh nhân sống được trên 10 năm sau khi chẩn đoán.

Phần lớn bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy sẽ tiến triển thành ung thư di căn cục bộ hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể mà không có biểu hiện triệu chứng nào để bạn nhận biết.
Ai là người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy?
Nguyên nhân mắc ung thư tuyến tụy do di truyền chỉ chiếm ít hơn 10%. Trong 117 nghiên cứu gần đây đã chỉ ra 90% trường hợp mắc ung thư tuyến tụy là do những nguyên nhân chính sau: Thuốc lá, nhiễm vi rút Helicobacter pylori (HP), bệnh tiểu đường mới khởi phát…
Chẩn đoán
Những triệu chứng sớm nhất của ung thư tuyến tụy đều phát sinh từ sự ảnh hưởng của khối u. Theo ghi nhận, có 2/3 ca xuất hiện ở đầu tuyến tụy và 1/3 còn lại xuất hiện ở phần thân và đuôi. Khối u ở thân và đuôi thường chỉ biểu hiện các triệu chứng trong giai đoạn muộn, những khối u này có thể làm tắt ống dẫn mật hoặc ống tụy từ rất sớm. Những triệu chứng phổ biến nhất là vàng da do tắc nghẽn, sụt cân, đau hoặc đầy bụng không rõ nguyên nhân, xuất huyết và tiêu chảy sớm.
Chụp cắt lớp (CT) là phương pháp hiệu quả để phát hiện ung thư tuyến tụy. Phương pháp này cho phép bác sĩ phẫu thuật đánh giá khối lượng có thể cắt bỏ nhờ vào hình ảnh rõ ràng của tĩnh mạch cửa và động mạch màng treo ruột, đồng thời thì các hạch bạch huyết và phúc mạc liên quan cũng có thể được đánh giá cụ thể hơn. Chụp cộng hưởng từ (MRI) chỉ hiệu quả khi bệnh nhân bị u nang tuyến tụy.
Trong các trường hợp có nghi ngờ, thực hiện sinh thiết rất quan trọng trước khi phẫu thuật hoặc điều trị. Tuy nhiên, sinh thiết không phải lúc nào cũng khả thi và cần thiết trong việc chẩn đoán.
Siêu âm nội soi (EUS) ngày càng trở nên phổ biến để có được hình ảnh và lấy sinh thiết mô trong trường hợp ung thư tuyến tụy có thể cắt bỏ. Cần lưu ý là sinh thiết qua da không được khuyến khích tiến hành trong trường hợp có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy.
Các phương pháp điều trị ngày nay
Mục tiêu chính của việc điều trị luôn là loại bỏ ung thư nếu có thể. Nếu không thể loại bỏ, việc điều trị sẽ tập trung ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Trong các trường hợp ung thư di căn và không thể điều trị thì mục tiêu chính sẽ là đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm với tỷ lệ sống 5 năm (sau khi cắt bỏ thành công) là 20 - 25%. Dù vậy, điều này thường chỉ khả thi cho 20 - 25% những bệnh nhân vào thời điểm được chẩn đoán.
Đối với các khối u ở phần đầu tuyến tụy, bệnh nhân có thể làm phẫu thuật Whipple (cắt khối tá tụy) loại bỏ phần đầu của tuyến tụy, tá tràng, túi mật và một phần của ống mật. Đối với các khối u ở phần thân và đuôi, cần phải phẫu thuật cắt bỏ ngoại biên hoặc gần như hoàn toàn tuyến tụy.
Hóa trị và xạ trị
2 phương pháp này được sử dụng cho những bệnh nhân với khối u có thể cắt bỏ ở biên để thu nhỏ khối u, sau đó thu thập các phản ứng tốt từ bệnh nhân để tiến hành phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị đóng vai trò quan trọng trong bước điều trị bổ trợ sau khi phẫu thuật thành công.
Đối với các trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy đã di căn cục bộ, hóa trị sẽ giữ vai trò kéo dài sự sống bằng cách khống chế sự lây lan và tăng trưởng của khối u gốc.
Điều trị giảm nhẹ cho ung thư đã di căn
Bệnh nhân mắc ung thư đã di căn chiếm đến 30 - 40% các trường hợp được chẩn đoán. Phẫu thuật và Kỹ thuật Nội soi đặt stent sẽ làm giảm tắc nghẽn đường mật và tá tràng. Bước này thường được tiến hành trước khi bắt đầu hóa trị cho bệnh nhân ung thư đã di căn.
       
Bệnh nhân ung thư di căn thường bị suy dinh dưỡng, do đó cần phải nỗ lực giải quyết các vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân mắc di căn là rất cần thiết. Kiểm soát cơn đau là một khía cạnh quan trọng khác của điều trị giảm nhẹ.
Hy vọng trong tương lai
Ung thư tuyến tụy đã được chứng minh là một bệnh cực kỳ phức tạp và là một trong những căn bệnh ung thư khó chữa nhất, dẫn đến các phương pháp chữa bệnh vẫn còn rất khó nắm bắt. Tuy nhiên, khi được điều trị tốt cùng sự hỗ trợ của các bác sĩ giàu kinh nghiệm thì khả năng kéo dài sự sống lâu hơn hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài viết được tham khảo chuyên môn từ Bác sĩ Tan Yu-Meng, bác sĩ phẫu thuật ngoại tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth. Ông là một trong số ít bác sĩ ở châu Á có khả năng thực hiện các ca phẫu thuật chuyên sâu cho khối u ác tính sau phúc mạc, một bệnh ung thư hiếm gặp trong niêm mạc bụng.
Đăng ký để được tư vấn với các bác sĩ của chúng tôi: http://bit.ly/2NIul4d
Văn phòng đại diện tại TP.HCM
Tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, Tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), phường 12, quận 10, TP.HCM
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 - 112 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.