Người khuyết tật được hiểu là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.
Mọi người hay kể một câu chuyện vui mà ngậm ngùi về người khuyết tật là có một anh mới bị tai nạn phải cưa mất một tay, suốt ngày buồn rầu, chán nản. Thấy vậy, người ta dẫn anh này đến gặp một anh khác cũng đang nằm bệnh viện, bị cưa cả hai tay mà suốt ngày vẫn cứ cười rinh rích. Anh bị cưa một tay bảo: Tôi mới mất có một tay mà đã chán sống lắm rồi, ông bị mất cả hai tay mà vẫn cười nghĩa là sao? Anh kia trả lời: Cười gì đâu, làm ơn đuổi hộ tôi mấy con kiến cứ bò vào nách tôi.
Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Qua đây, chúng ta mới thấy những người lúc nào cũng không được như người khác thiệt thòi biết bao nhiêu.
Quyền của người khuyết tật
Trên thế giới hiện có khoảng 650 triệu người khuyết tật. Công ước về quyền của người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 3.5.2008) đã lần đầu tiên thiết lập vị thế và quyền hợp pháp của người khuyết tật, nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người - một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế. Công ước này xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận nhân đạo sang phương thức tiếp cận nhân quyền, đưa ra cơ sở để đảm bảo các quyền bình đẳng của người khuyết tật, đặc biệt là quyền được sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá.
Thư từ, bài vở xin gửi về: vanhoanghethuat@thanhnien.com.vn |
Hiện nay ở Việt Nam ước tính có khoảng 5,1 triệu người tàn tật, khuyết tật (chiếm khoảng 6% dân số), trong đó có 1,1 triệu người bị khuyết tật nặng. Năm 1998, Pháp lệnh về Người tàn tật được thông qua và sau đó đã có 2 nghị quyết và 19 luật chuyên ngành liên quan đến người tàn tật cùng hơn 200 văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành.
Mặc dù vậy, có thể nói số người khuyết tật có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng, nhất là được học văn hóa, học nghề và tạo việc làm thực sự không nhiều. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn phải sống hoàn toàn dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung, cùng thời điểm); 24% phải ở nhà tạm…
Sắp tới, Luật về người khuyết tật sẽ được thông qua, tuy nhiên, theo chúng tôi, muốn luật này đi vào cuộc sống, phải có tinh thần trách nhiệm của các cơ quan công quyền và đặc biệt cần sự cảm thông của xã hội. Vấn đề không chỉ ở pháp luật về người khuyết tật mà còn ở văn hóa ứng xử với người khuyết tật.
Đối xử công bằng với người khuyết tật
Trên thực tế, có những người bị tật nhưng vẫn có thể phát triển tài năng và trí tuệ bình thường, thậm chí có những người đã đạt được những thành tích vượt trội so với những người lành lặn trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, văn chương, tin học, thể thao, thủ công mỹ nghệ...
Trước hết, chúng ta cần thống nhất về cách gọi những người có khiếm khuyết về thể xác và tinh thần là những người khuyết tật chứ không phải người tàn tật. Chúng ta thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật nhưng cũng cần phải xác định rõ, người khuyết tật không phải là đối tượng để thương hại, ban ơn và đặc biệt cần tránh kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật.
Theo chúng tôi, cản trở lớn nhất với người khuyết tật chính là sự kỳ thị. Sự kỳ thị ở đây là vấn đề thuộc tâm lý, khi có người nghĩ người khuyết tật bị như vậy là do số phận, gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen, người khuyết tật là người ỷ lại… Sự kỳ thị này có thể thể hiện ở chỗ nếu người khuyết tật và người bình thường có thể làm tốt một công việc nào đó, khả năng nhận được việc làm của người khuyết tật luôn thấp hơn. Lẽ ra người khuyết tập phải được ưu tiên trong việc tiếp cận các việc làm phù hợp mà họ hoàn toàn có thể làm tốt được. Có trường hợp người khiếm thính dù đã mua vé vẫn bị từ chối cho lên máy bay vì lý do không nghe được những hướng dẫn an toàn trên máy bay hay người mất một chân chống nạng khi đi máy bay phải trả chi phí sử dụng xe lăn từ máy bay ra nhà ga khá tốn kém.
Ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống đồng bộ về giao thông, công trình xây dựng, vệ sinh, hình ảnh… để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng dễ dàng. Đường tiếp cận cho người dùng xe lăn, thiết bị hỗ trợ hướng dẫn bằng âm thanh cho người khiếm thị ở các hè phố, tòa nhà, bến xe, xe buýt là không có hoặc chỉ tính trên đầu ngón tay. Bộ Xây dựng đã ban hành bộ quy chuẩn xây dựng công trình để người khuyết tật dễ tiếp cận nhưng vì không có chế tài nên hầu hết các công trình đều không thực hiện. Rất nhiều công trình xây dựng trong nước đều xây dựng các bậc tam cấp cao, hoành tráng mà quên đi trách nhiệm đối với người khuyết tật.
Có thể nói, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Bên cạnh việc quan trọng là đóng góp giải quyết việc làm để người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng, để người khuyết tật không cảm thấy mình là gánh nặng của xã hội, mỗi người trong chúng ta cũng nên có nhận thức, có văn hóa đối xử với người khuyết tật, coi đó là những thành viên bình đẳng trong xã hội. Rõ ràng chúng ta phải công nhận những đóng góp hiện tại và tiềm năng có giá trị mà người khuyết tật đã cống hiến cho sự thịnh vượng và đa dạng của cộng đồng.
Nguyễn Huy Tùng (Kiến trúc sư): Khi tôi học và làm việc, trong thiết
Nguyễn Tùng Sơn (Sinh viên trường Đại học Thăng Long): Tôi sống |
Hồng n
Bình luận (0)