'Vắc xin chưa tiêm được, có khi lại viêm phổi'

26/12/2015 12:46 GMT+7

“Trời rét mướt, bế con đi chầu chực, chưa tiêm được vắc xin, có khi lại viêm phổi, rất nguy hiểm”, ôngTrần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào sáng nay (26.12).

“Trời rét mướt, bế con đi chầu chực, chưa tiêm được vắc xin, có khi lại viêm phổi, rất nguy hiểm”, ôngTrần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào sáng nay (26.12).

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại cuộc gặp mặt báo chíÔng Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại cuộc gặp mặt báo chí
Sau khi xảy tình trạng hỗn loạn tại phòng tiêm dịch vụ Polyvac 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí để thông tin về sự việc. Chủ trì buổi họp báo có PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và tiến sĩ Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược.
Vac-xinÔng Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược phát biểu tại cuộc gặp mặt báo chí sáng 26.12

Ông Trần Đắc Phu cho biết, hiện tồn tại 2 hình thức tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Nếu tổ chức không tốt sẽ có sự so sánh vắc xin dịch vụ tốt, miễn phí không tốt.

Chương trình tiêm chủng mở rộng cung cấp vắc xin Quinvaxem, thành phần giống vắc xin dịch vụ Pentaxim. Một năm, 4,5 triệu trẻ được tiêm Quinvaxem, người dân ở TP.HCM hiện cũng quay lại tiêm Quinvaxem.

"Tuy nhiên, tại sao các bà mẹ lo ngại khi tiêm vắc xin này? Quinvaxem là vắc xin toàn tế bào nên khiến trẻ đau, sốt hơn là vắc xin vô bào Pentaxim. Vì thế, nhiều bà mẹ muốn chuyển sang tiêm dịch vụ", ông Phu nói.
Ông Phu lo ngại tình trạng người dân quay lưng lại với vắc xin Quinvaxem, dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng giảm sút. Theo ông Phu, nếu tỷ lệ này giảm 60% sẽ dẫn đến tình trạng dịch bùng phát. “Công tác tiêm chủng mở rộng vẫn phải ưu tiên số một. Không vì những thông tin bất lợi mà không tổ chức được tiêm chủng mở rộng. Nếu vậy, chắc chắn dịch sẽ bùng lên”, ông Phu nói.

Kết thúc phần phát biểu, ông Phu khẳng định: “Bộ đã có những chỉ đạo quyết liệt trong thời gian qua, tuyệt đối không để xảy ra tăng giá, trục lợi trong việc khan hiếm vắc xin. Sau sự việc ngày hôm qua, chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở sở phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi người dân”.

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cũng cho biết, nỗi lo lớn nhất hiện nay là dịch bùng lên nếu như để tình trạng “có vắc xin cũng khổ, không có cũng khổ” như hiện nay.

Theo ông Cường, hiện trên thế giới có 3 nhà sản xuất đủ công nghệ để sản xuất vắc xin ho gà vô bào, đó là Nhật Bản, hãng GSK và Sanofi. Tuy nhiên, Nhật Bản đã từ chối xuất khẩu vắc xin, sau khi đoàn công tác của VN đã nhiều lần làm việc trực tiếp. Trong khi đó, GSK cho biết năm trước họ đã phát hiện một số lô không đủ hiệu giá kháng thể nên phải sản xuất lại, tốn nhiều thời gian.

“Cục đã sang các nước Pháp, Bỉ, Hàn Quốc tìm hết cách để nhập vắc xin”, ông Cường nói.

Từ nay tới tháng 2.2016 sẽ có thêm 200 nghìn liều Pentaxim

Sau nhiều cố gắng, tháng 11 vừa qua, Công ty Sanofi đã hứa điều phối một số vắc xin chuyển cho VN. Vì vậy, không chỉ có 40 - 50 ngàn liều Pentaxim mà họ sẽ điều phối từ Thái Lan và Malaysia sang VN, tháng 12 có 160 ngàn liều. 40 ngàn liều còn lại tháng 2.2016 sẽ về.

Ông Cường cho biết lý do không thông báo rộng rãi thông tin này vì sẽ khiến các ông bố bà mẹ chờ đợi. Sau khi vắc xin kiểm định xong mới công bố.

“Sẽ có 161 điểm tiêm trên toàn quốc tiêm. Giá bán buôn có giá trần là 630.000 đồng/ liều. Bán lẻ sẽ tùy điểm tiêm nhưng không được quá cao so với giá trên. Nếu phát hiện có địa điểm bán cao hơn, đề nghị báo chí phối hợp thông báo cho chúng tôi, chúng tôi sẽ xử lý ngay”, Cục trưởng Cục Quản lý Dược nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.