(TNO) Sáng nay 3.6, thí sinh (TS) cả nước tiếp tục bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 với môn thi địa lý. Cũng như các năm, đề thi môn địa năm nay cập nhật thông tin thời sự, gần gũi với học sinh. Vấn đề biển đảo, chủ quyền lãnh thổ một lần nữa được đưa vào đề thi.
>> Gợi ý giải đề thi môn hóa
>> Gợi ý giải đề thi môn văn
>> Nhận xét đề thi môn hóa
>> Chủ tịch xã đi thi tốt nghiệp
>> 3 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp vì tai nạn giao thông
>> Xúc động với thông tin học sinh quên mình cứu 5 em nhỏ vào đề thi tốt nghiệp
>> Nhiều suất cơm miễn phí cho TS đi thi tốt nghiệp
- Đề thi môn địa: bản word / bản PDF
- Gợi ý giải môn địa: bản word / bản PDF
Đề năm nay ở mức độ vừa phải
Đó là nhận định của cô Phạm Thị Thanh Mai, Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) về đề địa năm nay.
Theo cô Mai, cũng như các năm, đề thi môn địa năm nay cập nhật thông tin thời sự, gần gũi với học sinh. Vấn đề biển đảo, chủ quyền lãnh thổ một lần nữa được đưa vào đề thi. Với câu 3 nói về ý nghĩa việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển đảo, học sinh không khó để làm vì đã được ôn tập tốt.
Về độ khó - dễ của đề thi, đề năm nay có thể nói ở mức độ vừa phải, cô Mai nhận định.
Đề thi yêu cầu tính vận dụng cao, nên học sinh nào có kỹ năng thực hành tốt sẽ đạt điểm tốt câu này. Cũng vì vậy mà TS khó đạt điểm cao. Em nào có khả năng nhận biết, thông hiểu có thể làm được trên 50%, nếu có kỹ năng vận dụng nữa thì làm được 80-90%.
Đề dễ nhưng khó đạt điểm cao
Theo cô Đặng Thị Chiếu Huyền, Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, các câu hỏi trong đề thi môn địa đều nằm trong chương trình lớp 12, phần ôn tập thi tốt nghiệp, không có câu hỏi nào mở rộng ở ngoài.
Những học sinh không học kỹ bài hoặc chọn câu để học bài có thể bất ngờ với câu II.2 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì những năm gần đây phần này thường ra câu thực hành.
Đối với câu III.1 về “việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo” mang tính thời sự và cũng không bất ngờ lắm với học sinh. Vì đây là nội dung có học trong sách giáo khoa và những kỳ thi gần đây, vấn đề biển đảo được chú trọng nên hầu như khi ôn tập, giáo viên và học sinh đều chú ý.
Câu thực hành vẽ biểu đồ đề thi nêu rất rõ ràng, khá dễ.
Với đề thi này học sinh không khó khăn gì trong việc làm bài tuy nhiên khó đạt điểm cao, để đạt được điểm cao thì học sinh cần có kỹ năng làm bài tốt, cô Châu Thị Nguyệt, Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, nhận định.
Không khó vì gần gũi
TS Trọng Đức, học sinh Trường THPT Lương Văn Can (TP.HCM) cho biết đề thi không khó. Nếu biết đọc Atlat đã có thể có 5 điểm trong tay. Chỉ có câu 1 nếu không nắm kỹ bài thì sẽ bị nhầm. Tuy nhiên, tất cả các câu đều nằm trong chương trình nên nếu học kỹ, hiểu bài đều làm tốt.
Đạt loại khá môn địa cuối năm học, Trọng Đức tự tin vì chắc chắn sẽ đạt được trên 5 điểm môn này.
Theo Trọng Đức, học sinh nào học tủ thì với dạng đề này sẽ bị "tủ đè".
Cao Việt Anh, học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự (TP.HCM), cho biết học lực môn địa đạt loại khá cuối năm nên dự tính môn này đạt trên 7 điểm.
Với câu số 3 yêu cầu nêu ý nghĩa việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển đảo, Việt Anh cho biết đây là câu hỏi có sẵn trong đề cương, và rất gần gũi nên đã làm tốt.
ĐỀ THI ĐỊA LÝ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8.0 điểm) Câu I. (3.0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. 2. Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Câu II. (2.0 điểm) 1. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta. 2. Hoạt động xuất khẩu của nước ta có những chuyển biến tích cực như thế nào trong thời ký Đổi mới? Câu III. (3,0 điểm) 1. Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào? 2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm và nhận xét. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012) II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên và nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Dựa vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên và nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn. |
Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).
Sau khi kết thúc môn thi cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Lịch thi, thời gian làm bài trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013:
* Hệ THPT
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02.6.2013 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Hóa học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
03.6.2013 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
04.6.2013 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Ngoại ngữ |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
* Hệ Giáo dục thường xuyên
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02.6.2013 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Hóa học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
03.6.2013 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
04.6.2013 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
Hoàng Quyên - Nguyên Mi (ghi)
Bình luận (0)