Sở dĩ có sự đọc sai như trên là vì tiếng thứ tư của câu Kiều đó, chữ Hán viết theo bộ sơn [山] và thanh phù giáp [夾] thành
[峽] nên các nhà phiên âm kia đã dựa theo thanh phù này mà đọc nó thành “giáp”. Các vị này quên rằng chữ giáp [夾] còn hài thanh cho những chữ có âm hiệp nữa, như hiệp [俠] là dùng tài trí, sức lực mà giúp đỡ người khác; hiệp [挾] là cắp nách, cất giấu; hiệp [狹] là chật hẹp; hiệp [筴] là đũa cả, đũa bếp; hiệp [陜] là chỗ đất hẹp...
tin liên quan
Lắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc của đại từ QUAHai địa danh đang xét tự nó đã nổi tiếng về cảnh quan mỹ lệ mà hoành tráng của nó nhưng nó càng nổi tiếng thêm về mặt văn học nhờ hai bài phú của Tống Ngọc là Cao Đường phú và Thần Nữ phú. Bài tựa Cao Đường phú của Tống Ngọc nói rằng vua nước Sở là Hoài Vương đi chơi ở đài tháp Cao Đường, mộng thấy cùng nhau chăn gối với thần nữ. Khi chia tay, thần nữ nói: “Từ đây, thiếp sớm thì làm mây núi Vu Sơn, tối làm mưa núi Dương Đài”. Về sau, người ta lấy hai tiếng mây mưa để chỉ chuyện chăn gối. Truyện Kiều có câu: “Mây mưa đánh đổ đá vàng” (Đá vàng chỉ sự kiên trinh). Ngay cả hai tiếng Cao Đường [高唐] cũng dùng để chỉ nơi mà nam nữ làm chuyện mây mưa lén lút.
Tóm lại, câu Kiều thứ 439 phải đọc là Bâng khuâng đỉnh Hiệp non Thần thì mới đúng.
Bình luận (0)