Chu Cẩm Phong xứng đáng là một anh hùng!

21/10/2005 22:17 GMT+7

Sau khi Báo Thanh Niên số ra ngày 21/9 đăng bài Đi tìm người cất giữ Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, nhà văn Hoàng Minh Nhân đã gửi cho Thanh Niên bài viết kể về chuyện ông làm thủ tục đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng nhà văn Chu Cẩm Phong và đến nay, hồ sơ ấy còn nằm ở đâu...

Khi đoàn phóng viên chiến trường chúng tôi đến Ban Tuyên huấn Khu V ngày 1/5/1971 thì cũng đúng ngày ấy Chu Cẩm Phong hy sinh tại Vĩnh Cường, Duy Tân, Duy Xuyên, lúc tròn 30 tuổi.

Sau ngày Đà Nẵng giải phóng, một người lính phía bên kia đã lấy được tập nhật ký của Chu Cẩm Phong. Anh đọc, cất giữ và thấy đó là "một cuốn nhật ký rất hay. Tôi thấy đây là của quý, chúng tôi không có quyền giữ. Hôm nay, tôi đến đây trao lại cho các ông...". Nhờ người lính ấy mà chúng ta có được Nhật ký Chu Cẩm Phong (mãi đến nay qua tìm hiểu của PV Báo Thanh Niên, chúng ta mới biết được đích xác người lính ấy tên là Hoàng Đình

Từ huyện lỵ Duy Xuyên đi về phía tây khoảng 20 cây số, qua cầu Mỹ Lược là bước vào đất xã Duy Tân. Cách cầu vài chục mét, một bia tưởng niệm bằng đá cẩm thạch hình chữ V sừng sững bên vệ đường. "Cách nơi này 20 mét về phía Đông Nam, chỗ hàng tre ven suối, nơi có căn hầm bí mật hình thước thợ (L). Từ 10 giờ đến 14 giờ ngày 1/5/1971 đã diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa 8 cán bộ, chiến sĩ giải phóng, an ninh huyện Duy Xuyên, du kích xã Xuyên Phú (nay là Duy Tân, Duy Phú), nhà văn - nhà báo Chu Cẩm Phong - Trần Tiến, các cán bộ lương thực tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên với hơn một tiểu đoàn liên quân Mỹ ngụy". Nhà văn Chu Cẩm Phong (tác giả Rét tháng giêng, Nhật ký chiến tranh...), đứa con tài hoa của Hội An đã hy sinh cùng 3 người khác trong trận đánh này. Được khắc bia tưởng niệm "trên đất lành Duy Xuyên" sau chiến tranh không chỉ có Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý. Chỉ riêng ở Duy Tân, một xã chưa đầy 6 ngàn dân với 1.500 liệt sĩ, 129 bà mẹ Việt Nam anh hùng này, còn có 124 thường dân vô tội là các cụ già, trẻ em và cả những phụ nữ đang còn mang thai đã bị tàn sát hết sức dã man". Anh Trần Thu, nguyên xã đội trưởng Duy Tân trong thời kỳ Chu Cẩm Phong hy sinh, nay  kể lại như thế. (T.Đ.T ghi)

Hiếu, bài đăng trong số báo ra ngày 21/9).

Mùa lũ dữ dội cuối năm 1999, tôi mang bản thảo Nhật ký Chu Cẩm Phong và thư từ, bài viết của bạn bè, đồng nghiệp Khu V viết về anh ra Hà Nội xin giấy phép in. Nhà văn Nguyễn Chí Trung viết lời tựa, hết lòng ca ngợi phẩm chất nghệ sĩ, phẩm chất anh hùng của Chu Cẩm Phong. Trong lời cuốn sách, tôi viết có câu: "Xin cám ơn người khuyết danh đã tặng cuốn nhật ký Chu Cẩm Phong cho Hội văn nghệ miền Trung sau ngày giải phóng. Chúng tôi tha thiết biết tên người khuyết danh đáng quý trọng ấy".

Sau khi in sách xong, tôi bàn với anh Trương Công Huấn, nguyên Phó ban Tuyên huấn Khu V tiến hành làm hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng cho Chu Cẩm Phong. Anh Huấn rất hoan nghênh và chỉ đạo tôi làm hồ sơ có xác nhận của Ban Tuyên huấn, của Khu ủy Khu V, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Hội An, quê hương Chu Cẩm Phong. Các đồng chí lãnh đạo Hội An rất hoan nghênh và nhanh chóng hoàn tất hồ sơ. Tôi và anh Huấn cũng đã trình bày việc phong tặng danh hiệu anh hùng cho Chu Cẩm Phong với lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương. Các anh ấy cũng rất đồng tình. Tôi và anh Huấn mang hồ sơ vào Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam làm tiếp thủ tục cuối cùng. Đồng chí Nguyễn Đức Hạt - Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Vũ Ngọc Hoàng - Chủ tịch UBND tỉnh đều đi vắng, tôi và anh Huấn trao lại hồ sơ chỗ anh Trần Minh Cả, lúc đó là Chánh văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam. Nhưng từ năm 2000 ấy đến nay đã 5 năm không thấy lãnh đạo tỉnh Quảng Nam làm thủ tục, không biết vì lý do thất lạc hay vì lý do nào khác mà Chu Cẩm Phong chưa được đề nghị tặng danh hiệu anh hùng.

Tất cả anh em văn nghệ, anh em tuyên huấn Khu V và những ai đã sống với Chu Cẩm Phong, nhất là nhân dân, cán bộ, du kích Hòa Hải, Bình Dương, Duy Tân (những nơi ác liệt nhất ở Quảng Nam mà Chu Cẩm Phong đã sống và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng) đều xác nhận Chu Cẩm Phong là người đầy đủ phẩm chất anh hùng và mong Chu Cẩm Phong sớm được phong danh hiệu anh hùng. Mong lãnh đạo Quảng Nam làm tiếp hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng cho Chu Cẩm Phong để nêu một tấm gương sáng của một chiến sĩ văn nghệ, anh hùng trong chiến đấu chống Mỹ cho văn nghệ sĩ, nhất là cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau noi theo.

Hoàng Minh Nhân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.