Dân Chàng Sơn ‘trả’ sư trụ trì chùa làng

09/12/2015 06:48 GMT+7

Theo lãnh đạo địa phương, người dân Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) muốn sư trụ trì chùa làng mình trụ trì ở nơi khác vì những sai phạm có hệ thống của vị này.

Theo lãnh đạo địa phương, người dân Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) muốn sư trụ trì chùa làng mình trụ trì ở nơi khác vì những sai phạm có hệ thống của vị này.

Người dân đến rất đông nhưng cuộc đối thoại không thành - Ảnh: Vũ NguyễnNgười dân đến rất đông nhưng cuộc đối thoại không thành - Ảnh: Vũ Nguyễn
“Sớ” kể tội sư trụ trì
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn, đã chuẩn bị một bài phát biểu dài 5 trang để đọc trong buổi gặp mặt giữa dân làng Chàng Sơn với sư trụ trì chùa Chân Long của làng này - ông Thích Minh Phượng - ngày hôm qua 8.12. Bài phát biểu kể ngọn ngành về chùa làng, rằng nó đã được dân yêu quý và được công nhận là di tích quốc gia năm 1991 ra sao. Ông Phúc đã phải dùng gần một trang để ghi hết danh sách dài như sớ Táo quân về sai phạm của vị sư này.
Thậm chí, kể cả vấn đề sở hữu với các khoản tiền công đức, theo GS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, cũng cần rõ ràng. Chẳng hạn, khi người dân cúng tiền vào chùa thì nguồn lực đó có được sử dụng đúng pháp luật hay không, có minh bạch hay không. Với trường hợp của chùa Trăm Gian (Hà Nội), khi sư trụ trì ở đó xây dựng không phép, số tiền công đức của người dân cũng tiêu tan khi phần xây dựng không phép bị đập bỏ. Với kiến trúc mới đã được xây không phép 3 năm nay ở chùa Hương (Hà Nội), nếu phải hoàn trả nguyên trạng cũng sẽ gây lãng phí như vậy.
Nhà sư Thích Minh Phượng, qua thống kê của ông Phúc, có tới 7 lần bị lập biên bản về các hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2010, ông bị lập biên bản 4 lần về việc đào bới di tích vị trí gần tam bảo để xây nhà vệ sinh, tự ý di dời thay thế tượng Phật trong chùa, đem tượng mới vào chùa. Năm 2012, ông bị lập biên bản 2 lần về việc thay đổi tượng trong chùa, thay thế tượng mới. Đỉnh điểm, cũng trong năm này ông bị lập biên bản về việc đem hạ thủy tượng Phật Vua cha Ngọc hoàng tại sông Tây Ninh. Cũng phải nói thêm, đây là pho tượng cổ đã hơn 300 tuổi - là báu vật của chùa làng. Năm 2013, sư Phượng lại đặt một pho tượng mới lên Tam bảo. “Những việc làm trên đã tạo thành một loạt các vi phạm mang tính hệ thống về quản lý di tích theo luật Di sản”, ông Phúc cho biết.
Ông Phúc cũng cho biết bản thân Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã cũng đã báo cáo huyện, thành phố về diễn biến ở chùa Chàng Sơn. Địa phương cũng đã có văn bản đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN TP.Hà Nội “tạo điều kiện thuận lợi để nhà sư Thích Minh Phượng trụ trì ở một nơi tu hành mới, hợp người, hợp cảnh, hợp nhân duyên cũng như đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đa số nhân dân địa phương trong tình hình hiện nay”.
Cần nói thêm, từ sau khi người dân lên tiếng về các vi phạm pháp luật kể trên, sư Phượng đã rời chùa hơn một năm nay. Nhà tu hành này cũng nhiều lần trở về chùa song không vào được. Chiếc ô tô được cho là mua bằng tiền công đức của dân cũng vẫn còn trong chùa. Người dân đã lập một ban hộ tự và cắt phiên nhau quét tước, chăm nom di tích.
Cuộc đối thoại không thành
Với những vấn đề chồng chất như vậy chính quyền xã đã chủ động tổ chức đối thoại giữa sư Phượng và người dân. Cuôc đối thoại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì phối hợp với UBND xã tổ chức. Tuy nhiên, cuộc đối thoại đã không thành. Chỉ sau khoảng 10 phút, sư Phượng cho biết mình bị mệt và được đưa vào phòng y tế.
Trong khi đó, đại diện cho người dân, ông Phí Huy Mẫn, thôn 4, xã Chàng Sơn cho rằng: “Với cách hành xử thiếu tôn trọng phát ngôn với phật tử, với nhân dân, với chính quyền, hành xử không đúng với cả các vị Phật, không phù hợp với phẩm hạnh của nhà tu hành làm ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết, gây chia rẽ trong các phật tử, hình ảnh của nhà sư Thích Minh Phượng không còn trong số đông nhân dân”.
Chùa là của ai?
Nhìn lại sự việc, có thể thấy rất rõ việc người dân - nhà tu hành trong di tích - quản lý di tích không khăng khít với nhau trong bảo vệ di tích. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, một di tích như chùa Chàng Sơn là di tích sống. Có nghĩa là nó cần được bảo tồn, và cũng là nơi để người dân lui tới cúng lễ như trước tới nay vẫn thế. Trong vụ việc này, theo ông Thịnh: “Nên tách bạch. Một là phải xác định rõ trách nhiệm của các vụ mất tượng trong chùa trước đó. Hai là phải tôn trọng quyền lợi cộng đồng. Nếu người dân đã không thích thì nhà tu hành sẽ khó ở lại đó”.
Tuy nhiên, theo một nhà nghiên cứu tôn giáo, cần nhìn vấn đề ở tầm lớn hơn. Đó là trách nhiệm quản lý và sở hữu với một di tích. “Nhiều khi không rõ việc một di tích là của ai. Của dân, của nhà nước mà cụ thể là nhà quản lý, hay của nhà tu hành trụ trì ở đó?”, nhà nghiên cứu này đặt vấn đề.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.