Để tên đường không như 'ma trận'

10/11/2015 07:00 GMT+7

(TNO) Khoảng 40% trong tổng số hơn 3.000 tuyến đường ở TP.HCM được đặt tên , song cách đặt không thống nhất khiến cho nhiều người ví von như 'ma trận'.

(TNO) Khoảng 40% trong tổng số hơn 3.000 tuyến đường ở TP.HCM được đặt tên, song cách đặt không thống nhất khiến cho nhiều người ví von như 'ma trận'.

Một biển tên đường viết tắt đánh đố người dânMột biển tên đường viết tắt đánh đố người dân
Trong vòng 3 năm trở lại đây, ở TP.HCM có rất ít tuyến đường được đặt tên, điển hình chỉ có tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài chính thức được mang tên Phạm Văn Đồng vào năm 2014; năm 2015 những con đường tại làng đô thị nghệ thuật Gia Hòa ở quận 9 mang tên 8 nghệ sĩ: Phạm Trọng Cầu (thay đường số 9A), Nguyễn Đình Thi (thay đường 9), Xuân Quỳnh (thay đường 2), Út Trà Ôn (thay đường 5), Huy Cận (thay đường 3), Thanh Nga (thay đường 21A), Diệp Minh Tuyền (thay đường 21B) và Trịnh Công Sơn (thay đường 25).
Kế hoạch đặt tên đường một số lãnh đạo trung ương và TP.HCM từ cuối năm 2013, cụ thể như đường Vành đai 2-phía Đông (giới hạn từ chân cầu Phú Mỹ, quận 2 đến Xa lộ Hà Nội, quận 9; dài 13.206m, lộ giới 67m) mang tên nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công; một phần đường Điện Biên Phủ và Xa lộ Hà Nội, bao gồm cả 2 đường nhánh tại công viên dạ cầu Sài Gòn (giới hạn từ đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1 đến chân cầu Rạch Chiếc, quận 2; dài 7.117m) dự kiến mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; đường dẫn cao tốc TP.HCM-Trung Lương (giới hạn từ nút giao Tân Tạo, quận Bình Tân đến nút giao Chợ Đệm, huyện Bình Chánh; dài: 9.380m, lộ giới 120m) dự kiến mang tên nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí… đến nay vẫn còn đang dự kiến.
Tên đường không nhất thiết phải là tên nhân vật lịch sử, nhất là những đường nhỏ hay đường nội bộ khu đô thị, khu dân cư. Nếu tên đường là một loài hoa, một loài cây thì sẽ là một sự khuyến khích cư dân trồng loại hoa hoặc loại cây đó, tạo vẻ đẹp mang tính đặc thù riêng, làm cho cảnh quan thành phố sinh động, đa dạng
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN
Cách đặt tên… hoa cả mắt
Trong khi đó, việc đặt tên đường tại nhiều khu dân cư mỗi nơi mỗi kiểu. Tại quận 12, hàng loạt tuyến đường có tên viết tắt của địa phương kết hợp số, kiểu như XTT 8 - 7A (ở phường Xuân Thới Thượng), HT (phường Hiệp Thành), TA (phường Thới An), TMT 01 (phường Trung Mỹ Tây), TMT 02 hay TMT 2A, TMT 14A… khiến nhiều người không biết đâu mà lần.
Tại quận 8, nhiều tuyến đường có cách kết hợp “không đụng hàng” giữa số và tên danh nhân, như đường 152 Cao Lỗ, 198 Cao Lỗ, 130 Cao Lỗ, 783 Tạ Quang Bửu, 817A Tạ Quang Bửu; 2 Phạm Hùng, 3 Phạm Hùng, 6 Phạm Hùng…
Tại phường Tây Thạnh (quận Tân Phú) cũng có cách kết hợp rất khó hiểu CN11, CN13, DC6, DC9, CC3, CC4, CC5…
Trên toàn địa bàn thành phố còn có khoảng 100 đường có tên danh nhân trùng nhau. Điển hình là đường Lê Lợi có tại 5 quận: 1, 9, Tân Bình, Gò Vấp và Thủ Đức; đường Cao Thắng có tại quận 3 và quận Phú Nhuận; đường Quang Trung có tại quận 9, quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi; đường Phạm Ngũ Lão có tại quận 1 và quận Gò Vấp…
Danh tướng Trần Hưng Đạo được đặt cho con đường huyết mạch từ quận 1 tới quận 5 nhưng không hiểu làm sao lại chia ra Trần Hưng Đạo A (quận 1) và Trần Hưng Đạo B (quận 5) khiến không ít người ngỡ ngàng.
Nếu tên đường là một loài hoa…
Ngày 9.11, theo ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP.HCM, từ năm 1995, TP.HCM đã thành lập hội đồng đặt đổi tên đường với nhiệm vụ đặt tên cho những con đường mới mở, chỉnh sửa những đường trùng tên hoặc đã có tên nhưng tên đường không có ý nghĩa… Thế nhưng cho đến nay, sau 20 năm vẫn còn nhiều bất cập.
Cũng theo ông Quân, thực trạng tên đường trên địa bàn thành phố còn bất hợp lý, nhiều tên đường bị trùng nhau, thậm chí có những tên đường phản cảm nhưng những bất cập đó kéo dài do thành phố thiếu quyết liệt ngay từ đầu để mỗi nơi làm mỗi kiểu, mang tính tự phát. Vấn đề này gây nhiều khó khăn cho người dân, bởi khi thay đổi tên đường là chuyện không đơn giản vì phải thay đổi hàng loạt giấy tờ.
Việc đặt tên đường tại nhiều khu dân cư mỗi nơi mỗi kiểu
“Hà Nội có tình trạng cạn quỹ tên đường nhưng tại TP.HCM thì không thiếu quỹ tên đường. Vấn đề là TP.HCM có quan tâm đúng mức để giải quyết hay không mà thôi”, ông Quân nói và cho rằng từng khu vực có thể đặt tên đường theo các danh nhân cùng thời kỳ, hoặc đặt theo loại hoa, đặt theo kỳ quan, đặt theo các vị thần trong thần thoại, đặt theo các nền văn hóa, các tên nước trong lịch sử Việt Nam…
“Trên mỗi đường cần gắn thêm bảng giới thiệu tên danh nhân, địa danh, loài hoa… đã đặt để cho mọi người hiểu về ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nhờ vậy có thể người dân sẽ thích thú hơn con đường nơi mình sống, hoặc đã đi qua”, ông Quân nói.
Những tên đường phản cảm trên địa bàn TP.HCM
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN cho rằng “tên đường không nhất thiết phải là tên nhân vật lịch sử, nhất là những đường nhỏ hay đường nội bộ khu đô thị, khu dân cư. Nếu tên đường là một loài hoa, một loài cây thì sẽ là một sự khuyến khích cư dân trồng loại hoa hoặc loại cây đó, tạo vẻ đẹp mang tính đặc thù riêng, làm cho cảnh quan thành phố sinh động, đa dạng”.
Nhiều chuyên gia về đô thị cho rằng đặt tên đường là vấn đề kỹ thuật nhưng cần phải được chuẩn hóa. Ở những khu đô thị mới có thể định vị theo số hoặc chữ để đặt thống nhất ngay từ đầu và “không phải lo nghĩ sẽ chọn tên ai để đặt vì thực tế có quá nhiều đường thì lấy đâu ra nhiều tên để đặt”.
Bất cập trong việc đặt đổi tên đường làm khổ người dân. Nhiều ý kiến đề nghị phải quy ra được một đầu mối chịu trách nhiệm chính để sớm khắc phục, chứ không thể để kéo dài đã hàng chục năm rồi mà không phê bình được ai.
Nguyên tắc về đặt tên đường
Từ năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã ban hành Thông tư 36 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11.7.2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. Theo đó, quy định nguyên tắc về đặt tên đường, phố và công trình công cộng đối với danh nhân có tên gọi khác nhau (Điều 6 của Quy chế):
1. Trong lịch sử có một số danh nhân có các tên gọi khác nhau (ví dụ: Nguyễn Huệ, Quang Trung; Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh...), việc đặt tên được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị, trừ các trường hợp sau đây:
a) Địa phương là quê hương của danh nhân (ví dụ: thành phố Vinh có thể đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi Nguyễn Sinh Cung, Chủ tịch Hồ Chí Minh).
b) Địa phương gắn bó trực tiếp với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân (ví dụ: thành phố Quy Nhơn, thành phố Huế có thể đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi Nguyễn Huệ, Quang Trung).
2. Căn cứ vào ý nghĩa lịch sử, loại đô thị, vị trí, quy mô đường, phố hoặc công trình công cộng lớn hay nhỏ để đặt tên cho tương xứng với tầm vóc của danh nhân...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.