Mưa xuống là dột
Mặc dù đã có nhiều đợt trùng tu quy mô, gần đây nhất là vào năm 2010, bằng việc thay thế toàn bộ mái ngói âm dương, nhưng chỉ hai năm sau khi khánh thành, các mái ngói mới bắt đầu thấm dột. Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng ban Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật lăng Lê Văn Duyệt, đưa PV Thanh Niên đi khắp nơi, chỉ tay lên các mái ngói và hệ thống gỗ, than thở: “Ban đầu nước mưa tấn công phía tây điện đầu tiên, sau đó lan qua tiền điện, trung điện, rồi chánh điện..., hễ mưa xuống là lênh láng nước. Từ năm 2017, nước mưa đổ thẳng vào các rui mè rồi chảy xuống bàn thờ tả quân Lê Văn Duyệt và bàn thờ cụ Phan Thanh Giản. Chúng tôi đã nhiều lần có văn bản
|
Công ty tư vấn đầu tư xây dựng công trình Incon mới có ghi nhận cụ thể sự xuống cấp hiện nay của Lăng Ông: “Mái ngói Đông Lang (diện tích 606 m2) và Tây Lang (diện tích 570 m2) nhìn bên ngoài có nhiều chỗ bị võng, ứ nước cục bộ, mái ngói thi công chưa được thẳng hàng là nguyên nhân làm cho mạch vữa dán ngói tạo khe hở, nước mưa có thể lọt qua gây dột nặng, làm hư hỏng toàn bộ trần thạch cao. Có hiện tượng lún tường, gây nứt trần bê tông. Phần chính điện mới bị thấm, dột trần ngay vị trí giao nhau của các đà bê tông mái, cần phải được chống thấm. Các mái ngói trung điện và chính điện cũ bị dột tại các bờ nóc, bờ chảy nước thấm xuống kèo, đòn tay, mè...”.
Ngoài ra, bên cạnh khu vực sát cổng rào lăng phía bên hông chợ Bà Chiểu còn hình thành bãi rác tự phát của chợ Bà Chiểu, mùi hôi thối nồng nặc mỗi ngày.
Chờ đến bao giờ ?
Tháng 12.2015, Nhà giáo nhân dân Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, từng viết thư gửi lãnh đạo TP.HCM đề nghị nhanh chóng trùng tu Lăng Ông Bà Chiểu. Sau đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy yêu cầu Sở VH-TT xúc tiến công việc. Dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc Trần Tuấn Anh, Sở VH-TT đã tổ chức nhiều cuộc họp với Phòng VH-TT Q.Bình Thạnh, Hội Kiến trúc sư TP, Hội Mỹ thuật, Hội Khoa học lịch sử, Ban Quản lý di tích lăng... để lắng nghe, tìm ý kiến đồng thuận cho việc sửa chữa, tu bổ. Ngay sau đó, Sở VH-TT có văn bản trình UBND TP.HCM xin kinh phí trùng tu Lăng Ông Bà Chiều gần 5 tỉ đồng, đề xuất từ nguồn ngân sách TP. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay mọi việc cứ... giẫm chân tại chỗ.
Làm việc với PV Thanh Niên, ông Trương Kim Quân - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, cung cấp bản vẽ hiện trạng và phương án cải tạo di tích Lăng tả quân Lê Văn Duyệt do Công ty CP xây dựng và bảo tồn công trình văn hóa đo vẽ đã đưa ra tại cuộc họp ngày 30.6.2016 giữa Sở VH-TT và những bên có liên quan. Ông Quân cho biết: “Phương án phục dựng lại cổng và tôn tạo cảnh quan bên ngoài cùng nội dung trùng tu bên trong cũng đã được chấp thuận bằng nguồn kinh phí xã hội hóa và kinh phí của Q.Bình Thạnh, phía Sở VH-TT cũng đã có văn bản xin TP chủ trương đầu tư, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có ý kiến nên chúng tôi vẫn phải chờ”.
Bình luận (0)