Độc đáo nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam

Từ kỹ nghệ sản xuất giấy tre truyền thống, họa sĩ Phan Hải Bằng (giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế) đã nghiên cứu và tiếp biến thành loại hình nghệ thuật mới của Việt Nam.

Chiều 25.12, tại khách sạn Imperial Huế, đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.

Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật tiếp biến từ công nghệ sản xuất giấy truyền thống với sự tương tác của nghệ sĩ ngay trong quá trình sản xuất để cho ra đời sản phẩm giấy nghệ thuật, đồng thời cũng là tác phẩm hội họa thoả mãn các tiêu chí thẩm mỹ, giáo dục và xã hội. Nghệ thuật Trúc chỉ do họa sĩ Phan Hải Bằng và các cộng sự của Dự án Trúc chỉ Việt Nam sáng lập, cách đây 6 năm tại cố đô Huế.

Họa sĩ Phan Hải Bằng, Giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế, cho biết: "Khi bắt tay vào xây dựng dự án Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam cách nay 6 năm, chúng tôi đã ý thức rất rõ rằng mình đang xây dựng một giá trị mới, một loại hình nghệ thuật mới - tiếp biến từ truyền thống - cho Huế, cho Việt Nam; chứ không chỉ tạo ra một chất liệu hay phương tiện mới đơn thuần.
132 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm lần này được chọn lọc từ các tác phẩm được các nghệ sĩ và sinh viên Huế sáng tác trong workshop Hành trình Trúc chỉ - lần 1, tại không gian Vườn Trúc chỉ (số 5 Thạch Hãn, TP.Huế) và Không gian Bộ môn Đồ họa, Đại học Nghệ thuật Huế.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.