Lễ khai hội được mở đầu bằng nghi thức rước lễ. Đặc sắc nhất là màn múa hát nghệ thuật tái hiện hình ảnh vua Trần Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Trần Anh Tông, rồi lui về chuyên tâm nghiên cứu Phật giáo. Ngài thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, căn dặn vua quan trị vì đất nước phải lấy dân làm gốc, lấy đạo Phật làm đạo của muôn dân.
Nối tiếp là chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, đặc sắc như màn múa rồng lân, hát múa vui hội đầu xuân.
Lễ hội cũng diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng như: Gióng trống, thỉnh chuông khai hội, nghi lễ chúc phúc đầu năm, nghi lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.
Hội xuân Yên Tử là một trong những lễ hội xuân lớn nhất cả nước. Tính từ mùng 1 Tết đến nay, Lễ hội xuân Yên Tử thu hút gần 20 vạn lượt khách, riêng ngày mùng 5 Tết, đã có trên 45.000 lượt khách. Theo Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, lượng khách đến Yên Tử tăng khoảng 3% so với năm ngoái, dự kiến sẽ đạt hơn 2,5 triệu lượt người.
tin liên quan
Trai làng quyết đấu ở lễ hội vật cầuCứ 3 năm 1 lần, lễ hội vật cầu làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng lại là cơ hội để trai làng thể hiện sự dũng cảm, tinh thần thượng võ.
Do khâu chuẩn bị tốt nên từ đầu năm đến nay, các tuyến đường hành hương lên các điểm chùa của Yên Tử không xảy ra vụ ách tắc, tai nạn giao thông. Đường dây nóng của Khu di tích - danh thắng Yên Tử cũng chưa tiếp nhận bất cứ cuộc gọi nào của du khách phản ánh về những bất cập, tiêu cực xảy ra trong quá trình hành hương về Yên Tử.
Hội xuân Yên Tử năm nay có nhiều điểm mới cả về khâu tổ chức, quản lý cũng như nội dung lễ hội. Các điểm bán hàng cũng được quy hoạch lại, bảo đảm nhu cầu về dịch vụ cũng như cảnh quan môi trường di tích.
Dưới đây là một số hình ảnh Thanh Niên ghi lại tại lễ khai hội:
|
Bình luận (0)