Kỳ 68: Cà phê và những ý niệm giao hòa Đông - Tây

01/06/2021 08:00 GMT+7

Trong tiến trình khẳng định căn tính của mình từ cách thưởng lãm cà phê, phương Tây dần dần đã phát hiện một cách rõ ràng, và khiêm cung hơn nền văn minh của phương Đông.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới! 

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Tính đối lưu giữa văn minh phương Đông và phương Tây

Nhân chủng học đã khám phá và xác định rằng, Ethiopia - vùng đất nguyên thủy của cây cà phê cũng chính là quê quán khởi nguyên của con người nhận biết Homo Sapiens. Trong tín ngưỡng dân gian Ethiopia cổ đại, cà phê không chỉ để uống mà còn để cúng tế và để ăn. Hạt cà phê đóng vai trò cơ bản trong nghi thức Buna Qalmaa (ban phước), nghi lễ Zar (đuổi tà và chữa lành), lễ cúng Waaq (Thần Trời). Sau đó, người Hồi giáo Sufi đã kế thừa và triển khai nghi thức cà phê trong những đêm nhập định Dhikr bái ngưỡng thánh Allah.
Ngay từ đầu, cà phê đã được con người phóng chiếu lên những ước vọng và cả sự cầu viện vào vũ trụ huyền bí. Từ công năng thức tỉnh, cà phê như năng lượng giúp con người tỉnh thức trong đêm đen để nhận chân ý nghĩa sự sống và gần hơn với thế giới vượt thường.
Giữa thế kỷ 17, khi chính thức du nhập vào châu Âu và lan sang châu Mỹ, cà phê đã mở hướng cho não trạng của giới thức giả Âu Mỹ phát huy trí năng, thăng hoa sức sáng tạo cần thiết để hình thành xã hội tri thức. Cà phê đối với phương Tây ngay từ đầu đã nặng ý thức hệ: tích lũy tư bản, tăng cường hiệu năng lao động để kiến tạo cuộc sống mới. Các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học mở ra kỷ nguyên mới - một thế giới được biến đổi bởi những khám phá, phát minh và thành tựu công nghệ… Con người từ chỗ thuận theo lẽ trời, theo cái lý của tự nhiên đã tham vọng làm chủ thiên nhiên và bất khả chiến bại. Công nghệ đã trở thành một “tôn giáo mới” nắm giữ chìa khóa cho một giấc mơ không tưởng.
Đến giữa thế kỷ 20, sau hai cuộc chiến tranh thế giới là “Thời đại cực đoan”, khởi đầu quá trình thế hệ trẻ Âu Mỹ đặt lại vấn đề ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế đối với phát triển xã hội. Rất nhiều người sáng tạo vào thời điểm đó tin rằng, bản chất năng lượng sáng tạo vẫn đang bị kiềm nén bên trong chính mỗi người và cần xem xét kỹ lưỡng những khát vọng, cảm xúc, hành động thực sự của con người để “chữa lành hành tinh - planetary healing”.
Mặt khác, các nhà khoa học đã có những khám phá mới về nguồn gốc khởi thủy của vật chất và bản chất của sự tồn tại, dẫn đến sự thay đổi cơ bản cách mà con người nhận thức về thế giới cũng như mối quan hệ của con người với vũ trụ. Từ Einstein Café – nơi cư ngụ của nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein ở Bern (Đức), những lý thuyết tương đối hẹp (1905) và tương đối rộng (1915) được phát triển đã bùng lên nhiều “big bang” trong tư duy suy nghiệm, làm nổ tung ranh giới trong nhận thức đối nghịch giữa hiện thực với ảo ảnh, giữa thời gian với không gian, giữa năng lượng với vật chất, giữa hiện hữu với hư không, giữa chủ thể với khách thể, giữa lý trí với chiêm nghiệm, giữa cực tiểu với cực đại và cả giữa phương Đông với phương Tây.
Năm 1960, nhà phân tâm học nổi tiếng Eric Fromm đã cùng nhà nghiên cứu thiền học Daisetz Teitaro Suzuki phát kiến ra sự tương đồng mật thiết giữa các chiều hướng cơ bản của Phật Đạo Thiền Tông và Phân Tâm Học. Năm 1975, nhà vật lý Fritjof Capra đã viết “Đạo của vật lý” - một trong những cuốn sách quý thuộc lĩnh vực Khoa học trong Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng tuyển chọn - để minh chứng cho sự dung thông diệu ảo giữa vật lý hiện đại và đạo học phương đông. Nhà vật lý người Áo - Erwin Schrodinger (giải Nobel Vật Lý năm 1933) cũng đã xác nhận về ảnh hưởng của luận kinh Vệ Đà trong phương pháp tiếp cận khoa học của mình. Nhà phân tâm học Carl Jung, cha đẻ của lý thuyết vô thức tập thể cùng nhà vật lý học Wolfgang Pauli (giải Nobel Vật Lý năm 1945) đã lý giải sự dung hòa vi diệu giữa Đông với Tây, giữa trí huệ và tâm giác, giữa khoa học và nghệ thuật với mô hình mang tên chiều sâu trong tâm thức mà hai ông gọi là “Unus mundus”.
Từ phát hiện sự tương đồng về nhận thức luận của phương Tây với phương Đông, các nhà khoa học đã tìm thấy ở triết học phương Đông một thế giới quan soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất. Phương Tây từ chỗ đối kháng tư duy với phương Đông đã nhìn nhận lại những đóng góp của văn minh phương Đông cho văn hóa nhân loại, từ triết học, thần học, đến toán học, thiên văn học... Nói cách khác, phương Tây hướng về phương Đông chủ yếu là để tìm lại bản thể, gốc gác của chính mình: “ngả về đông - turning east” đối với phương Tây được hiểu như là một diễn trình quay về nguồn cội.

Cà phê và hành trình về phương Đông

Với sự phổ quát của xu thế trên, trong lĩnh vực tiêu dùng cà phê đã phát triển một số thể loại và hình thái trước đây không có. Nổi bật nhất là Coffee Based Body Treatments, có thể gọi ngắn gọn là cà phê dưỡng thân và Regenerate Coffee hiểu theo ý là cà phê dưỡng tâm.
Cà phê dưỡng thân bao gồm việc sử dụng tất cả các chiết xuất và chế phẩm từ cà phê (trái vừa hái, hạt vừa tách, hạt vừa rang, lá, hoa, cành, bã) trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Có đến hơn 8.000 nghiên cứu y học về mối quan hệ của cà phê với sức khỏe thể chất được công bố đã cho thấy tác động tích cực của việc tiêu thụ cà phê với hoạt động nhận thức, cảm xúc hạnh phúc và cải thiện mức năng lượng.
Từ năm 2002, nhiều tập đoàn lớn như Ritz-Carlton, George V, Marriot, Sangri-La, Hyatt và Hilton đã dùng các loại sản phẩm từ cà phê trong những phương thức chăm sóc toàn thân bằng cà phê (được gọi chung là body coffee) ở nhiều khu nghỉ dưỡng trên thế giới, cung ứng một không khí mang tính “turn in, tune in, drop out” nghĩa là “hướng về nội tâm, lắng nghe thâm tâm của mình và buông bỏ phiền não”. Chăm sóc toàn thân bằng cà phê cũng đã phát triển song hành với vật lý trị liệu kiểu Ayurveda - một hệ thống y học truyền thống của Ấn Độ nhằm giữ cho tâm trí, cơ thể và tinh thần ở trạng thái cân bằng và ngăn ngừa bệnh tật. Vô hình trung, body coffee và Ayurveda lại là một hình thái “ngả về đông”.
Cà phê dưỡng tâm lại xây dựng đặc thù của sản phẩm, đặc trưng của không gian và đặc biệt của dịch vụ dựa cơ bản vào việc giúp con người đạt được tâm thức 4K: “knowing the flavour, knowing the savour, knowing the transcendence, knowing the immanence”, theo cách nói của phương Đông là tứ ngộ tri - bốn cái biết bao gồm: kiến tri kỳ hương, kiến tri kỳ vị, kiến tri kỳ linh và kiến tri kỳ huyền.
Kiến tri kỳ hương và kiến tri kỳ vị là thông qua việc nhận biết, đánh giá mùi hương tiền vị lẫn hậu vị của cà phê mà nhận ra được lai lịch, xuất xứ, cách gặt hái, cách sản xuất, cũng như cách rang xay và pha chế của sản phẩm. Kiến tri kỳ linh là cảm thấu được những khao khát, mơ ước, gửi gắm của chính những con người đã làm ra sản phẩm cà phê ấy. Và kiến tri kỳ huyền theo hướng thấu đạt được những vọng động của chính mình nằm trong ly cà phê mà mình đang thưởng thức. Nghĩa là hiểu được chính chân tâm của mình thì mới đạt đến trình độ huyền kỳ ảo diệu của việc nhìn nhận ra tính chủ thể từ dạng khách thể, nhận ra chân tâm (bản lai diện mục) từ muôn hình vọng động vốn là mức ngộ giác, ngộ kiến, ngộ tri theo cách tâm hoà tâm trong tọa thiền phương Đông.
Tóm gọn, cà phê dưỡng thân hay cà phê dưỡng tâm là thưởng lãm cà phê để hiểu thêm được mình và đời sống quanh mình. Cũng chính là phương thức giúp con người thẩm thấu được ý niệm “spiritus mundi - tinh thần của toàn thế giới”.
Đón đọc kỳ sau: Cà phê tứ ngộ tri
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.