Trang sử về những người lính thợ Việt Nam trên đất Pháp

04/06/2016 07:13 GMT+7

Khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ (1939), thực dân Pháp đã vận động cũng như cưỡng bức 2 vạn người dân VN tới làm việc tại các xưởng sản xuất vũ khí.

Bị hiểu lầm là lính đánh thuê, họ đã bị quân đội Hitler hành hạ và bị các ông chủ bù nhìn Pháp bóc lột thậm tệ. Những lính thợ Việt đã phải sống một cuộc sống đày ải, bi thảm trên đất Pháp dưới sự thống trị của quân phát xít Đức. Họ chính là người đầu tiên trồng lúa, làm ra những hạt gạo ở Camargue.
Sống trên đất Pháp giữa chế độ thực dân, nhiều người vẫn luôn nhớ về quê hương, góp công, góp sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy vậy, một số người trong họ khi về nước từng bị hiểu lầm là kẻ phản quốc vì đã làm việc cho Pháp.
Trang sử về những người lính thợ VN trên đất Pháp trong Thế chiến thứ 2 từng bị lãng quên đã được khắc họa trong bộ phim tài liệu Công binh, đêm dài Đông Dương (Cong binh, la longue nuit Indochinoise).
Để thực hiện bộ phim, đạo diễn Việt kiều Pháp Lê Lâm đã trở về VN nhiều lần để gặp gỡ nhân chứng là những người thanh niên năm xưa bị chính quyền thuộc địa cưỡng bức sang Pháp làm lính thợ.
Bộ phim tài liệu Công binh, đêm dài Đông Dương đã đoạt giải Licorne d’Or tại Liên hoan phim (LHP) Amiens (Pháp) vào năm 2012, đoạt giải nhất của Hội đồng giám khảo tại LHP Pessac (Pháp) và hai đề cử tại LHP Amsterdam(Hà Lan) lần thứ 25 và tại LHP Hồng Kông lần thứ 37.
Bộ phim được trình chiếu từ ngày 5 - 26.6 tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội). Cũng tại đây, cuộc hội thảo gặp gỡ với đạo diễn Lê Lâm diễn ra vào lúc 17 giờ 30 ngày 16.6.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.