Trang Trịnh và "Nhật ký dương cầm"

27/04/2011 00:04 GMT+7

Tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành Biểu diễn piano tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh (RAM), dù nhận được nhiều lời mời làm việc tại Anh, Áo… nhưng Trang Trịnh chọn quê hương.

Để “giới thiệu” mình với khán giả, với môi trường nghệ thuật trong nước, Trang Trịnh (sinh năm 1986 tại Hà Nội) đã thực hiện chương trình Nhật ký dương cầm, diễn ra tại Hà Nội vào tháng 2.2011 và tiếp tục vào TP.HCM, vào đêm 7.5 tại Nhạc viện TP.HCM. Trang Trịnh chia sẻ: “Mình phải làm điều gì đó để có cơ sở… nói chuyện với những cá nhân, đơn vị, đối tác mà mình muốn kết hợp thực hiện bất cứ dự án nào”. Vì vậy trong chương trình Nhật ký dương cầm, điều Trang Trịnh mong muốn sẽ đạt được chính là làm sao để âm nhạc cổ điển không xa rời cuộc sống, phải thuyết phục được người nghe.

 

 Trang Trịnh muốn cống hiến tài năng cho quê hương - Ảnh: nhân vật cung cấp

“m nhạc cổ điển cũng từ cuộc sống mà ra, chứ không phải nằm tách biệt trong bảo tàng với những lớp cửa kính đóng lại”, chính quan niệm này đã hình thành nên ý tưởng cho Nhật ký dương cầm - một chương trình biểu diễn piano có cốt truyện, được kể lại bằng âm nhạc, một cách mộc mạc, rất thực và không thiếu sự hóm hỉnh. Theo đó, chủ đề của các tác phẩm trong chương trình biểu đạt những thăng trầm của một đời người, từ những ngây thơ ban đầu cho tới khi trưởng thành, biết yêu đương, có những niềm vui nhưng cũng không ít những nỗi buồn… Để được như vậy, Trang Trịnh phải lục tìm trong lịch sử các nhạc sĩ cổ điển: Mendelssohn, Mozart, Beethoven, Schumann, Elgar, Mozart, Chopin, Debussy để tìm thấy hơn 10 tác phẩm phù hợp. Ví như ở phần đầu chương trình, bản Sonata C major của Mozart là sự hồn nhiên (cho lứa tuổi 7-10), hay tác phẩm Rondo Đồng xu bị mất của Beethoven với tính chất âm nhạc phù hợp với quãng đời từ 16 - 20 tuổi, hoặc ở  phần 2, bản Sonata của Mozart là những cảm xúc ở tuổi 35-50…

Hiện tại, Trang Trịnh đang ấp ủ nhiều dự án, tất cả không ngoài mục đích mang âm nhạc cổ điển đến gần hơn với người nghe, và làm sao để thưởng thức-hiểu-cảm nhận thực sự chứ không chỉ nghe rồi thôi. “Nếu chỉ có Nhật ký dương cầm thì cũng như muối đổ biển. Nhưng hy vọng sau nó, tôi sẽ kết hợp cùng các nghệ sĩ biểu diễn ở VN, tổ chức những chuỗi chương trình khác mang tính giáo dục nhiều hơn biểu diễn, tất nhiên vẫn mang phong cách trẻ trung. Tôi dự định thực hiện song song 2 dự án: vừa giáo dục, vừa biểu diễn. Và gần nhất là kế hoạch đưa âm nhạc cổ điển vào những buổi sinh hoạt ngoại khóa tại các trường trung học…”, Trang Trịnh say mê chia sẻ.

Năm 2006, Trang Trịnh đoạt giải cao nhất tại cuộc thi chọn người độc tấu trong Festival Paganini, được ra mắt công chúng London với bản nhạc Điệu nhảy Thần Chết (Franz Liszt) với nhạc trưởng của Nhà hát Nhạc kịch quốc gia Anh - Edward Gardner.

Năm 2007, đoạt giải Francis Simmer Prize - giải dành cho người xuất sắc nhất cuộc thi độc tấu piano và giải Lilian Davis Prize cuộc thi biểu diễn các tác phẩm Sonata - Beethoven.

Năm 2008, giải Gretta GM Parkinson Prize 2008 - giải thưởng cho người có thành tích học tập xuất sắc.

Năm 2010, thực hiện chuyến lưu diễn châu u đầu tiên với các buổi biểu diễn độc tấu tại Vienna, Enns (Áo), London (Anh)...

Nguyên Vân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.