>> Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
|
Vấn đề là sau đám tang, chúng ta học tập ở ông cái gì? Phải thực hiện những điều ông trăn trở thế nào trước khi ông ra đi ? Chúng ta không nên chỉ đáp lại bằng lòng thương tiếc, mà phải đáp lại bằng hành động.
Với những người nắm giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước các cấp, các đảng viên và tổ chức Đảng, điều lớn nhất cần học tập bác Giáp chính là tư tưởng tất cả vì nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, phải đặt quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân, quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân.
Những năm cuối đời trước khi ra đi, bác Giáp vẫn luôn trăn trở về công tác xây dựng Đảng, về sự đoàn kết trong Đảng, sự suy thoái phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy, sau lễ quốc tang, từng cán bộ đảng viên phải gương mẫu học tập ông trước, đặc biệt là về sự gương mẫu trong đạo đức lối sống, sự chí công vô tư, tất cả vì dân tộc, vì nhân dân; sự trăn trở về ý thức xây dựng đoàn kết trong Đảng, vì chỉ có đoàn kết mới giúp Đảng vững mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển.
GS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt: Năm 1976, ngay sau khi đất nước thống nhất, trên cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách công tác khoa học, giáo dục (KH-GD), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy xây dựng nhiều chương trình phát triển có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước, từ khoa học cơ bản, khoa học hạt nhân, khoa học biển, đến công nghệ cao, công nghệ vũ trụ... Ông không hô hào suông mà trực tiếp đốc thúc các “tướng lĩnh” của mình, yêu cầu rất cao ở họ, rất không ưa thói “đánh trống bỏ dùi”, khoa học giả, chạy theo thành tích. Ông truyền lửa cho thế hệ khoa học Việt Nam thời bấy giờ. Các “tướng lĩnh” của ông trước hết phải là người giỏi chuyên môn, điều ít thấy thời nay khi mà khoa học nước nhà ngày càng lún sâu vào hành chính hóa. Vào những năm cuối đời, ông trăn trở không nguôi khi chứng kiến tình trạng gian dối lan tràn trong KH-GD. Ông hiểu một cách sâu sắc vai trò then chốt của KH-GD đối với đất nước sau khi giành độc lập và quyết tâm cống hiến cho sự nghiệp này. Cho nên ở mọi thời kỳ Võ Nguyên Giáp luôn là nhà văn hóa lớn của đất nước. Di sản ông để lại cho đời không phải là một Ủy viên Bộ Chính trị, một Phó thủ tướng… mà là cốt cách con người ông. Ông là người cộng sản đến hơi thở cuối cùng, nhưng đối với ông Tổ quốc trên hết, đất nước hòa vào ông trong từng hơi thở nhịp đập con tim. Cốt cách con người ông còn là nơi hội tụ của hồn thiêng đất nước với những giá trị nhân bản phổ quát nhất trên thế giới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người cộng sản lãng mạn. Cái chất lãng mạn ấy đưa ông lên đỉnh vinh quang và cũng chính nhờ nó mà ông không bị nhấn chìm trong bão tố của cuộc đời. Nếu có những người lãnh đạo như ông, đất nước sẽ có nền dân chủ đích thực, nguồn động lực phát triển tiến lên xã hội văn minh. Đó cũng là ước nguyện của ông trước lúc ra đi. T.Hằng (ghi) |
Bảo Cầm
(ghi)
>> Những khoảnh khắc xúc động tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Người dân tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Đoàn xe hộ tống linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Điếu văn truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã yên nghỉ trong lòng đất mẹ
>> Toàn bộ hành trình an táng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Phác họa Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Di sản tinh thần của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Cử hành trọng thể Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Con đến đây để thăm Ông - Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Kiều bào và bạn bè Lào tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bình luận (0)