Vậy nên các bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo cần dành thời gian để quan tâm các em học sinh lớp 6 nhiều hơn.
Ở độ tuổi 11, 12, nhiều em bắt đầu dậy thì, tâm sinh lý thay đổi nên ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, nhân cách. Nếu cha mẹ không kịp thời quan tâm chỉ bảo thì các em dễ phát triển theo xu hướng tự do. Vì vậy, cha mẹ cần ở bên cạnh động viên, theo sát và chỉ dẫn cho con để con cảm thấy yên tâm.
Về phía thầy cô giáo, nhà trường nên cử những thầy cô giáo giỏi về tâm lý, vững về chuyên môn để giảng dạy, chủ nhiệm học sinh lớp 6 đầu cấp, nhằm xây dựng cho các em một nền tảng, nền nếp học tập, sinh hoạt ngay từ ban đầu.
Ở lớp 6, nhiều học sinh thường bị “khớp” với phương pháp học mới, kiến thức nhiều, khó hơn, bài kiểm tra đánh giá cũng nhiều hơn. Mỗi thầy cô phụ trách một môn học khác so với bậc tiểu học, rồi cách ghi chép bài cũng khác so với trước đây, vừa nghe giảng kết hợp ghi chép sẽ có khó khăn nhất định đối với các em.
Riêng lớp 6 năm nay bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với sách giáo khoa mới và sự xuất hiện của môn học mới lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên nên thầy, trò cũng cần phải có thời gian thích nghi dần.
Do vậy để tạo sự hứng thú, ham thích học tập cho các em, thiết nghĩ thầy cô luôn “lắng nghe thấu hiểu” các em, có những chia sẻ động viên kịp thời, thực hiện dạy kết hợp với dỗ; tránh áp lực về điểm số, thành tích, chê bai... học sinh.
Học là một quá trình, nên hãy tạo tâm lý thoải mái hơn khi học, đừng bắt trẻ phải học, làm bài tập quá nhiều, đừng để các em cảm thấy đuối, kiệt sức khi học, nhất là ở năm đầu cấp quan trọng như lớp 6.
Bình luận (0)