Có lẽ đây không đơn thuần là câu chuyện về tiền bạc. Vậy mục đích nào khiến các nhà sản xuất Android vẫn trung thành với nền tảng này tới vậy.
Smartphone Android đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất - Ảnh: Reuters |
Không thể phủ nhận, xu hướng của thị trường smartphone đầu năm vẫn rất ảm đạm. Các ông lớn như HTC, Sony, LG hay Motorola đều chưa kịp bứt phá. Chỉ riêng Samsung và Apple là hai cái tên làm ăn có lãi trong năm qua.
Điều này cho thấy một thực tế, phần lớn các nhà sản xuất Android đều không thể thu lời từ các sản phẩm của mình. Doanh số tăng, chất lượng nâng cao, nhưng lãi lại giảm. Vậy tại sao, biết là lỗ nhưng tại sao các nhà sản xuất vẫn làm?
Thực trạng đáng buồn trong làng di động
Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh, sự sụt giảm chung của làng di động thế giới đều khởi nguồn từ nền tảng Android. Trước khi hệ điều hành này xuất hiện, Symbian của Nokia là cái tên duy nhất các nhà sản xuất bấy giờ biết tới. Khi Nokia xuống sắc, Android đã lên ngôi.
Android được gửi gắm tới các nhà sản xuất dưới dạng mã nguồn mở và hơn hết là miễn phí. Đây vừa là điểm hấp dẫn, nhưng cũng là con dao hai lưỡi với các nhà sản xuất. Bởi một khi cốt lõi của các smartphone đều như nhau, khả năng tạo ra sự khác biệt là rất thấp.
Điều này cho thấy một thực tế, phần lớn các nhà sản xuất Android đều không thể thu lời từ các sản phẩm của mình. Doanh số tăng, chất lượng nâng cao, nhưng lãi lại giảm. Vậy tại sao, biết là lỗ nhưng tại sao các nhà sản xuất vẫn làm?
Thực trạng đáng buồn trong làng di động
Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh, sự sụt giảm chung của làng di động thế giới đều khởi nguồn từ nền tảng Android. Trước khi hệ điều hành này xuất hiện, Symbian của Nokia là cái tên duy nhất các nhà sản xuất bấy giờ biết tới. Khi Nokia xuống sắc, Android đã lên ngôi.
Android được gửi gắm tới các nhà sản xuất dưới dạng mã nguồn mở và hơn hết là miễn phí. Đây vừa là điểm hấp dẫn, nhưng cũng là con dao hai lưỡi với các nhà sản xuất. Bởi một khi cốt lõi của các smartphone đều như nhau, khả năng tạo ra sự khác biệt là rất thấp.
Không tạo ra được sự khác biệt, nhà sản xuất sẽ thất bại - Ảnh: Reuters
|
Vô hình chung, điều này đã đẩy các nhà sản xuất HTC, Samsung, Sony hay LG tới cuộc chạy đua cấu hình trong nhiều năm liên tiếp. Kết quả thu về vẫn vậy, bởi dù nhanh, mạnh tới đâu, chúng vẫn là Android, hoạt động như nhau, chỉ khác về thiết kế và cái vỏ.
Dần dà, thị trường di động ngày càng bị chia nhỏ ra, một chiếc bánh chia đều cho các nhà sản xuất. Hệ quả là lượng smartphone bán ra càng nhiều, chất lượng ngày một gia tăng, nhưng lợi nhuận thu về của các nhà sản xuất lại ngày một giảm sút.
Biết lỗ nhưng tại sao vẫn làm?
Rõ ràng, khi smartphone không còn là nguồn thu ổn định, các nhà sản xuất hoàn toàn có quyền chuyển sang kinh doanh một mặt hàng khác. Nhưng trong xu hướng Internet of Things hiện nay, với smartphone làm trung tâm các thiết bị, họ vẫn cần dòng sản phẩm này.
Ví dụ như với LG. Có thể smartphone chưa hẳn là mảng kinh doanh mạnh nhất. Nhưng nhờ có smartphone, họ có thể trưng diện thêm nhiều mảng kinh doanh linh kiện, thiết bị khác. Như công nghệ pin có LG Chem, công nghệ màn hình có LG Display.
Dần dà, thị trường di động ngày càng bị chia nhỏ ra, một chiếc bánh chia đều cho các nhà sản xuất. Hệ quả là lượng smartphone bán ra càng nhiều, chất lượng ngày một gia tăng, nhưng lợi nhuận thu về của các nhà sản xuất lại ngày một giảm sút.
Biết lỗ nhưng tại sao vẫn làm?
Rõ ràng, khi smartphone không còn là nguồn thu ổn định, các nhà sản xuất hoàn toàn có quyền chuyển sang kinh doanh một mặt hàng khác. Nhưng trong xu hướng Internet of Things hiện nay, với smartphone làm trung tâm các thiết bị, họ vẫn cần dòng sản phẩm này.
Ví dụ như với LG. Có thể smartphone chưa hẳn là mảng kinh doanh mạnh nhất. Nhưng nhờ có smartphone, họ có thể trưng diện thêm nhiều mảng kinh doanh linh kiện, thiết bị khác. Như công nghệ pin có LG Chem, công nghệ màn hình có LG Display.
Trên thực tế, LG không chỉ kinh doanh duy nhất smartphone - Ảnh: Reuters
|
Và nếu quan sát kỹ hơn, thậm chí LG còn kết hợp smartphone của mình với các sản phẩm như TV thông minh, loa thông minh, tủ lạnh và thậm chí là xe hơi trong tương lai. Nghĩa là smartphone sẽ giữ vai trò kết nối hệ sinh thái Internet of Things.
Vẫn có những phương thức khác
Tương tự như vậy, việc Sony vẫn duy trì theo đuổi dòng smartphone Xperia cũng đều có lý do. Hãng sản xuất Nhật Bản cũng tự tạo ra hệ sinh thái riêng của mình, như TV thông minh, các máy chơi game PlayStation là một ví dụ. Và chúng đều liên quan tới nhau.
Vẫn có những phương thức khác
Tương tự như vậy, việc Sony vẫn duy trì theo đuổi dòng smartphone Xperia cũng đều có lý do. Hãng sản xuất Nhật Bản cũng tự tạo ra hệ sinh thái riêng của mình, như TV thông minh, các máy chơi game PlayStation là một ví dụ. Và chúng đều liên quan tới nhau.
Sony bán cả máy chơi game PlayStation - Ảnh: Reuters
|
Đặc biệt, nếu nói tới lĩnh vực linh kiện, người dùng còn nhắc tới Sony nhiều hơn nhờ mảng kinh doanh cảm biến camera, sản xuất máy ảnh. Tất cả đều liên quan tới khả năng chụp hình trên dòng Xperia Z series của công ty Nhật Bản này.
Tất nhiên, bên cạnh phương thức bán smartphone, bán luôn cả linh kiện lẫn các thiết bị ngoại vi, một số nhà sản xuất lại hướng tới các dịch vụ gia tăng. Nghĩa là thông qua các smartphone, họ sẽ cố gắng truyền tải tới người dùng các dịch vụ khác.
Tất nhiên, bên cạnh phương thức bán smartphone, bán luôn cả linh kiện lẫn các thiết bị ngoại vi, một số nhà sản xuất lại hướng tới các dịch vụ gia tăng. Nghĩa là thông qua các smartphone, họ sẽ cố gắng truyền tải tới người dùng các dịch vụ khác.
Và đây mới là nguồn thu chính của các nhà sản xuất. Đơn cử như trường hợp của Amazon, họ bán ra các máy tính bảng Kindle Fire. Đừng lầm tưởng, đây chỉ là một thiết bị đọc sách. Trên thực tế, Amazon dùng thiết bị này để quảng bá mô hình bán hàng online của mình.
Dịch vụ mới là đích đến cuối cùng của Amazon - Ảnh: Reuters
|
Vậy tới cuối cùng đâu là xu hướng thực sự?
Đây có lẽ là thời kỳ chuyển đối khó khăn với các nhà sản xuất smartphone hiện nay. Những công ty đã và đang ăn nên làm ra sẽ tiếp tục gắn bó với smartphone, như Apple hay Samsung là một ví dụ. Bởi đây vốn là cần câu cơm của họ, đúng nghĩa là nhà sản xuất phần cứng.
Còn những công ty đã nếm mùi thất bại trên thị trường, có lẽ, đây sẽ là cơ hội để họ thử sức với các thị trường khác. Lợi dung danh tiếng của các smartphone để bán ra linh kiện, dịch vụ hoặc thậm chí là các công nghệ bảo mật như BlackBerry hiện nay.
Bình luận (0)