Tự động phát
Vài giờ sau, đường phố Berlin cũng không một bóng người. Chính quyền nhiều thành phố tại Đức đóng cửa rạp phim, rạp hát, quán bar, thậm chí cả cơ sở mại dâm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố lệnh đóng cửa biên giới, có hiệu lực ngay lập tức. Pháp cũng tuyên bố tương tự, áp dụng lệnh hạn chế di chuyển nghiêm ngặt nhất lên người dân nước mình.
|
Thủ tướng Ý nói khủng hoảng dịch Covid-19 đang gây ra "cơn sóng thần kinh tế - xã hội" và khẳng định không có quốc gia nào là không bị ảnh hưởng.
Khi EU đang chật vật tìm ra cách đối phó hợp lý với đợt bùng phát dịch, nhiều quốc gia trong khối thiết lập các trạm kiểm tra tại biên giới.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha công bố lệnh kiểm soát biên giới toàn quốc và có ít nhất 12 quốc gia trong khối EU áp dụng biện pháp tương tự. Tình trạng hỗn loạn xảy ra tại các điểm kiểm soát biên giới.
Tây Ban Nha triển khai cảnh sát kiểm soát biên giới đất liền với Pháp hôm 17.3 khi có nhiều người nước ngoài tìm cách nhập cảnh ở đây. Tây Ban Nha hiện có hơn 500 ca tử vong vì Covid-19 tính đến ngày 18.3, trở thành quốc gia thứ 2 tại châu Âu bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất sau Ý.
|
Tại biên giới Hungary với Áo, nhiều phương tiện từ Romania, Bulgaria và Hungary nối đuôi nhau tạo thành hàng dài hơn 20 km để đợi được về nhà.
3 quốc gia Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia - chỉ trích Ba Lan vì không cho phép công dân Ba Lan về nước.
Chính phủ Séc cũng đóng cửa biên giới, yêu cầu người dân đeo khẩu trang hoặc tìm cách khác để che miệng và mũi tại những nơi công cộng từ ngày 18.3, và siết chặt các lệnh hạn chế để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.
Bình luận (0)