Động vật hoang dã toàn cầu giảm hơn 2/3 trong 50 năm qua

18/09/2020 08:59 GMT+7

Chính phủ của tất cả các nước đã không thực hiện được các cam kết bảo vệ động vật hoang dã , được đưa ra cách đây một thập kỷ, mặc dù các dự án bảo tồn cho thấy sự tàn phá thiên nhiên đang chậm lại, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố hôm 15.9.

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc được công bố hôm 15.9, chính phủ khắp thế giới cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cứu các loài động vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng và làm đúng với những cam kết mà họ đã nhất trí từ nhiều thập niên trước.
Thành công của một số chương trình bảo vệ động vật quý hiếm, như loài báo tuyết này cho thấy việc bảo tồn thiên nhiên là hoàn toàn khả thi. Nhưng khoảng 2/3 các loài vật trên thế giới bao gồm động vật có vú, chim chóc, các loài lưỡng cư và bò sát, đang dần biến mất trong 50 năm qua, theo số liệu gần đây của Quỹ Động vật Hoang dã thế giới (WWF).

Một vùng rừng rậm Amazon bốc cháy khi bị nông dân ở Rio Pardo, Rondonia (Brazil) đốt để làm rẫy

Reuters

Các nhà khoa học nói rằng hàng triệu chủng loài hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo hôm 15.9 của LHQ đã đưa ra các khuyến nghị như nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch gây ra biến đổi khí hậu và thay đổi quy hoạch nông nghiệp, đô thị.
Quan trọng hơn, báo cáo kêu gọi chính phủ các nước tuân thủ các cam kết nhằm ngăn chặn sự suy giảm đời sống hoang dã. Đặc biệt là khi các mục tiêu bảo tồn đang bị phá hoại bởi các khoản trợ cấp cho ngành nông nghiệp, đánh bắt cá và các ngành kinh doanh khác gây tổn hại đến hệ sinh thái.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc phá hủy môi trường thiên nhiên hoang dã cũng đang làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật sang người. Một ví dụ cụ thể là việc điều tra nguồn gốc của virus corona gây Covid-19 đang tập trung vào một chợ động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.