Tự động phát
Biến thể này được phát hiện đầu tiên tại tỉnh Mpumalanga và Gauteng hồi tháng 5, thời điểm Nam Phi sắp bước vào làn sóng thứ 3. Tính đến ngày 13.8, biến thể C.1.2 đã xuất hiện tại 7/9 tỉnh thuộc Nam Phi và nhiều nước khác tại châu Phi, châu Âu, châu Á lẫn châu Đại Dương.
Phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn của Bộ Y tế Nam Phi Anban Pillay cho biết biến thể này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số các mẫu xét nghiệm hiện nay nhưng đang tăng dần qua từng tháng, tương tự như thời gian đầu của các biến thể Beta hay Delta.
|
Theo các nhà nghiên cứu, số liệu hiện có nhiều khả năng chưa phản ánh đúng mức độ lây lan của C.1.2 tại Nam Phi và trên thế giới. Chuyên gia Cathrine Scheepers, một trong số tác giả nghiên cứu cho biết biến thể mới có khả năng đã nổi lên sau một đợt lây nhiễm Covid-19 kéo dài và tích lũy thêm những biến đổi, có thể giúp thoát khỏi phản ứng miễn dịch.
Theo nghiên cứu, C.1.2 có 59 biến đổi so với biến thể Covid-19 đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc). Các nhà khoa học cho biết C.1.2 chưa được xếp vào nhóm biến thể gây lo ngại như Delta, Alpha, Beta, Gamma nhưng có thể được xếp vào nhóm biến thể đáng quan tâm.
|
Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu, do giáo sư Takeuchi Hiroaki tại bệnh viện Đại học y dược Tokyo dẫn đầu, vừa công bố kết quả nghiên cứu mới hôm 30.8, cho hay đã lần đầu tiên phát hiện một đột biến mới của biến thể Delta ở nước này. Đột biến mới được phát hiện ở bệnh nhân mắc biến thể Delta đã đến bệnh viện nói trên trong giữa tháng 8.
Kết quả phân tích gien đã phát hiện đột biến của biến thể Delta, được gọi là N501S, và hiện chỉ có 8 trường hợp có đột biến này được ghi nhận ở bên ngoài nước Nhật. Nhóm nghiên cứu cho hay đột biến N501S giống đột biến N501Y của biến thể Alpha, được phát hiện lần đầu ở Anh. Nhóm nghiên cứu nói thêm họ chưa rõ liệu đột biến mới có tác động tới sự lây lan của biến thể Delta hay không nên họ định nghiên cứu thêm.
Bình luận (0)