• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Viêm loét dạ dày ăn gì?

28/06/2016 19:55 GMT+7

Trọng tâm của dinh dưỡng trong viêm loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, tăng axit luminl, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vikhuẩn có hại bám vào thành ruột.

 

Viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)?

Đúng! Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%/năm, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường dùng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do nhiễm HP (vi khuẩn Helicobacter pylori).

 

1-stomach-ulcers-illustration-gwen-shockey

 

Trẻ em bị nhiễm Hp cao ?

Đúng! Tỷ lệ nhiễm HP ở các nước đang phát triển là nhiễm rất sớm từ trước 3 tháng tuổi. Đến 2 tuổi, tỷ lệ nhiễm lên tới 20 - 40%, từ 4 - 6 tuổi là 41 - 80% (tùy khu vực). Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm HP cao, 70% độ tuổi người lớn bị nhiễm, trẻ dưới 18 tuổi bị nhiễm HP chiếm đến 55%. Nghiên cứu của bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015 cho thấy có mối liên quan giữa đau bụng tái diễn với nhiễm HP ở trẻ em: có nhiễm HP(+) có tỷ lệ tổn thương dạ dày – tá tràng chiếm 89,7%, cao hơn nhóm không nhiễm HP 53,6%. 

 

Viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày ngoài, việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, có tác động giảm tiết acid, làm giảm tác động của acid tiết ra  trên niêm mạc dạ dày.

 

Vi khuẩn lây qua đường hô hấp?

Sai! Đường lây truyền HP không phải xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống mà đường lây là phân - miệng. Ngoài ra còn tìm thấy HP ở trong chất nôn, nước bọt... 

 

201203-xl-greek-style-yogurt

 

Chế độ ăn tránh chất kích thích?

Đúng! Đồ ăn phải nấu chín, ninh nhừ, không dùng thực phẩm sống. Không dùng đồ ăn có nhiều chất kích thích (quá cay, quá nóng...). Chế độ ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nhai kỹ, ăn chậm. Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa để có tác dụng trung hoà acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày. Không ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm. Ăn xong không chạy nhảy, lao động ngay...

 

635929870341295654-98037791 cooking


Sữa trứng, sữa chua là những thực phẩm nên dùng?

Đúng! Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát, sữa chua. Trong đó, sữa chua có bổ sung vi khuẩn có ích BB12 làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn có hại như Ecoli, Yersina, HP trong đường ruột bằng cách tăng axit luminl, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại bám vào thành ruột. Việc cung cấp vi khuẩn BB12 vào cơ thể một cách thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn HP trong hệ tiêu hóa mà còn phòng chống bệnh cảm thông thường. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh bổ sung dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày có chứa BB12 có thể làm tăng thêm hiệu quả dự phòng và tiêu diệt khuẩn HP.

Chế độ ăn của người bị viêm loét dạ dày phải nấu chín, ninh nhừ, không dùng thực phẩm sống. 

 

bestandworstyogurtpickstoday

 

Ăn gì có thể  ăn được rau sống

Sai! Lúc này thực phẩm giàu đạm, rau củ dùng rau non hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín khuyến khích được dùng cho người bị viêm loét dạ dày. Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì…), hay dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị, hạn chế được vi khuẩn phát triển.

 

stomach-ulcer-diet281

 

Tránh các thực phẩm nhiều mùi vị chiên, quay, nướng ? 

Đúng! Những thực phẩm nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, chiên, nướng... thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn chiên xào có nhiều mỡ. Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, các loại nước sốt... là kẻ thù của căn bệnh này. Ngoài ra, những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ, già, quả sống, gia vị gồm dấm tỏi, cà muối, dưa muối (tuyệt đối tránh đồ muối), đồ ăn chua, đu đủ chín, chuối tiêu, sầu riêng… cũng cần “bỏ qua”.

 

Top
Top