tin liên quan
Ông Võ Văn Thưởng: Thông tin xử lý cán bộ sai phạm đều công khai, minh bạchXử lý cán bộ cấp cao cần phải có quy trình, đúng quy định
Ông Lê Minh Trí cho hay khi xử lý cán bộ có chức vụ cao cần phải có quy trình, đúng quy định. Ví dụ, muốn khởi tố đại biểu Quốc hội thì phải xin ý kiến Quốc hội, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu không diễn ra trong kỳ họp Quốc hội.
“Đại biểu Quốc hội có ba quyền bất khả xâm phạm: Một là khởi tố, hai là bắt tạm giam và ba là khám xét nơi ở, nhà riêng thì phải xin phép chứ không phải muốn là đụng vào được vì luật đã quy định”, ông Trí nói.
Theo ông Trí, có những cán bộ qua thanh tra, kiểm tra, điều tra có “hành vi a, b, c thế này” nhưng phải chờ các cấp có thẩm quyền kết luận mới có giá trị pháp lý. Giống như khi tòa tuyên án thì người bị tuyên án mới có tội.
“Tôi sẽ tiếp thu ý kiến của cử tri để báo cáo làm sao những quy trình này gọn hơn, hợp lý hơn”, ông Trí nói.
Về câu hỏi liên quan đến việc xử lý ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, mà cử tri nêu ra, ông Trí cho hay vấn đề này phải chờ đợi Ban chấp hành T.Ư Đảng xem xét kỷ luật ông Cang.
“Sắp tới Ban chấp hành T.Ư Đảng họp bỏ phiếu thì mới biết ông Cang có bị kỷ luật hay không, hoặc kỷ luật bằng hình thức nào, tức là phân cấp theo việc quản lý cán bộ.
Tiếp tục điều tra, khởi tố các vụ án tham nhũng lớn
Liên quan về việc xử lý cán bộ vi phạm, ông Trí cho hay "dù đau cũng phải làm", làm để dân tin, dân đồng thuận với Đảng, với Nhà nước, đưa đất nước tiếp tục phát triển ổn định và đi lên.
Ông Trí cho hay việc chống tham nhũng, xử lý cán bộ vi phạm là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp.
“Một là những đối tượng này có chức, có quyền, hai là có quan hệ, ba là có trình độ để tẩu tán. Cho nên đây là cuộc đấu tranh gay go và dù là nỗi đau nhưng cũng phải làm đến nơi, đến chốn để cho dân tin, làm trong sạch bộ máy để môi trường đầu tư tốt lên hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Trí khẳng định.
Theo ông Trí, thời gian tới sẽ còn điều tra, tiếp tục khởi tố những cán bộ gây ra sai phạm.
Bình luận (0)