Việt Nam từ ‘dân số vàng’ sang ‘dân số đang già’

Mai Hà
Mai Hà
06/06/2023 14:02 GMT+7

Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam đã qua thời kỳ đỉnh cao dân số vàng và đang chuyển sang giai đoạn dân số đang già.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung sáng 6.6, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) nêu Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng và đã đi được một chặng đường dài. Những năm tới, đất nước phải tăng tốc để tận dụng cơ hội này.

Việt Nam từ ‘dân số vàng’ sang ‘dân số đang già’ - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình)

GIA HÂN

Theo bà Tâm, nhiều quốc gia trên thế giới đã bứt phá, phát triển nhanh nhờ tận dụng thành công giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Tuy nhiên, cũng không ít quốc gia bỏ lỡ, chìm sâu trong bẫy thu nhập trung bình. Việc biến cơ hội dân số vàng thành hiện thực là một thách thức trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam hiện nay.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, tiềm năng rất lớn. “Chúng ta không còn ở đỉnh cao của dân số vàng nữa. Việt Nam đã đi qua thời kỳ dân số vàng một chặng đường dài. Các nhà khoa học xã hội nói chúng ta đang chuyển từ dân số vàng sang dân số đang già. Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam cũng thuộc loại nhanh nhất, vì thế tận dụng thế nào với dân số trẻ là bài toán”, ông Dung nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam từ 'dân số vàng' sang 'dân số đang già'

Về giải pháp thời gian tới, theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đây là bài toán mang tính tổng thể. Việt Nam trình độ nhân lực không cao, năm 2019 chúng ta đứng 120/180 quốc gia.

Theo ông, có mấy vấn đề cần lưu tâm, chuyển đổi xã hội hóa khiến công nghệ hóa cao, 30% lao động không thích ứng được, 40% phải chuyển đổi nghề nghiệp… Ông Dung cho rằng phải khắc phục ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ đào tạo, kỹ năng chuyển đổi hệ thống…

Cụ thể, có 5 giải pháp quan trọng, từ tăng cường đào tạo, chuẩn bị kịch bản cho dân số già đến chăm lo lực lượng lao động người cao tuổi, tận dụng chất xám, kinh nghiệm, năng lực người cao tuổi; quy hoạch vùng gắn với người lao động.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.