Cùng lắng nghe ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc điều hành Vinasoy, trò chuyện thêm về triết lý “xây nhà từ gốc, trồng cây từ mầm” tại Vinasoy.
• Tiếp tục mở rộng được thị phần trong năm qua, công suất cũng đã mở rộng thêm qua nhà máy Bình Dương mới khai trương. Ông nghĩ sao về kết quả này?
- Ông Ngô Văn Tụ: Kết quả tổng thể của Vinasoy ngày nay, tôi vẫn coi đó là sự may mắn kết hợp cùng sự nỗ lực của những con người ở Vinasoy. Khoan nói về thị phần, doanh thu, với Vinasoy, niềm vui lớn còn ở sự hài lòng của khách hàng và sự tôn trọng của đối tác.
• Ông nói đến việc chuẩn bị cho sự thay đổi, phải chẳng đó là thời điểm mà những ông lớn đậu nành từ bên ngoài nhảy vào Việt Nam?
- Đó là một thời điểm quan trọng, nhưng cạnh tranh luôn là điều cần thiết để tất cả mọi người vươn lên. Con người Vinasoy lúc nào cũng cần yếu tố như thế để xây dựng và thay đổi bản thân. Lĩnh vực sữa đậu nành ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Theo dự báo của Tetra Pak thì tiêu thụ sữa đậu nành ở Việt Nam sẽ tăng từ 780 triệu lít lên 900 triệu lít năm trong 3 năm tới. Đó là cơ hội cho chúng tôi tiếp tục khai thác mở rộng thị trường.
Tất nhiên, chúng tôi cũng đã có những kế hoạch riêng, đó là tập trung phát triển nguyên liệu đậu nành để tạo thêm lợi thế và khác biệt.
• Vì sao giống đậu nành lại là yếu tố quan trọng?
- Giống đậu nành là một nguyên liệu quan trọng khi tạo ra sữa đậu nành. Không dễ để tìm ra một giống đậu nành phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở Việt Nam, nhu cầu vị giác của người tiêu dùng và cung cấp dưỡng chất tối đa. Đó là bài toán mà trong ngắn hạn chúng ta khó có thể đáp ứng ngay.
• Vậy nếu kể về hành trình đi tìm giống đậu nành thì ông sẽ bắt đầu từ đâu?
- May mắn thay từ khi bắt đầu năm 2009, kiên trì đến năm 2011 Vinasoy có cơ duyên bắt tay với các nhà khoa học quốc tế hàng đầu tại Hoa Kỳ và Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đậu nành Vinasoy ra đời vào 2013.
|
• Tại sao Vinasoy lại tốn công sức phát triển vùng nguyên liệu thay vì nhập khẩu hoàn toàn, vừa hiệu quả về chi phí vừa ít tốn nhiều công sức?
- Nhập khẩu nguyên liệu thì khỏe cho bản thân nhưng thế thì mình chỉ mãi là đơn vị gia công mà thôi, và bước phát triển bền vững tiếp theo gần như là không có. Ngược lại, nghiên cứu sẽ tạo ra sự khác biệt với các công ty khác và sẽ mang đến giá trị tốt đẹp hơn.
Chính những hạt đậu nành từ đất mẹ đã giúp Vinasoy có ngày hôm nay, vậy nên Vinasoy sẽ làm tất cả để không chỉ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thức uống dinh dưỡng, mà còn là chuyên gia về hạt giống đậu nành, phát triển cây đậu nành Việt Nam vươn tầm thế giới. Có một câu nói mà tôi hay nói với những người xung quanh rằng, chúng ta đã lấy từ đất những gì thì hãy trả lại như thế.
• Nhưng ông cũng biết rằng làm nông nghiệp sẽ rất khó?
- Làm nông nghiệp là cả một quá trình chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng chúng ta có đi thì mới đến, người Vinasoy tâm niệm rằng, kinh doanh lâu dài không chỉ kiếm lợi cho mình, mà còn phải mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Đó mới là những giá trị đích thực.
• Ngoài đầu tư vào giống nguyên liệu, triết lý “xây nhà từ gốc, trồng cây từ mầm” của Vinasoy còn chú trọng ở yếu tố nào?
- Đó chính là yếu tố con người, đây là cái gốc, cái hồn của doanh nghiệp. Có một con số thú vị ở Vinasoy là tỷ lệ nghỉ việc ở đây chỉ có 5%. Thêm nữa, qua 20 năm, Vinasoy vẫn giữ chân được 10 nhà phân phối đã giúp đỡ Vinasoy thuở ban đầu và 78 người lao động vẫn còn làm việc trong con số 100 từ những ngày đầu.
|
• Kỳ vọng của ông về sự phát triển của Vinasoy trong tương lai như thế nào?
Đậu nành được coi là thực phẩm vàng của thế kỷ 21. Ở Việt Nam, chúng tôi còn tới 65% hộ gia đình ở thành thị và 50% hộ gia đình ở nông thôn còn chưa khai thác. Với năng lực hiện có và với những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng tôi kỳ vọng sẽ chinh phục con số doanh thu 1 tỉ USD trong giai đoạn 10 năm tiếp theo.
Xem thêm tại: http://20nam.vinasoycorp.vn/
Bình luận (0)