(TNO) Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND Q.Hoàn Kiếm, người phụ trách trực tiếp dự án giãn dân phố cổ Hà Nội cho biết sẽ không chủ trương cưỡng chế di dời nếu người dân cư trú trên phần diện tích hợp pháp không đồng ý.
>> “Mượn” dự án giãn dân phố cổ để lừa đảo
>> Sống chật chội nhưng dân phố cổ Hà Nội không muốn rời đi
>> Phố cổ Hà Nội chìm trong biển nước
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ cuối: Nhà vườn độc nhất ở phố cổ
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 7: Nét thanh lịch trong “phố khổ”
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 6: Bên trong những “hộp diêm” khác
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 5: Cả gia đình trong 3m2
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 4: Nhà không đứng được
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 3: Ngõ siêu nhỏ
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 2: Sống trong “địa đạo”
>> Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 1: Nhật ký một đêm phố cổ
|
Sau khi UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định đầu tư gần 5.000 tỉ đồng để xây dựng 16 tòa nhà cao từ 8-9 tầng cùng với hạ tầng xã hội khang trang ở khu đô thị Việt Hưng (Q.Long Biên, Hà Nội) để thực hiện giãn dân phố cổ từ năm 2014-2017, nhiều người dân ở đây tỏ ra không mặn mà với chủ trương của chính quyền. Không ít người đang đứng ngồi không yên vì lo sẽ thuộc diện phải di dời, hay nói cách khác là cưỡng chế.
Ông Lâm Quốc Hùng cho biết hiện nay công tác chuẩn bị triển khai dự án giãn dân phố cổ Hà Nội đang được khẩn trương trước khi bắt đầu thực hiện vào năm 2014. Trong đó, các phương án về hỗ trợ di dời cũng đang được tính toán bàn bạc kỹ lưỡng trước khi trình cấp trên xem xét, phê duyệt.
Phó chủ tịch UBND Q.Hoàn Kiếm cho hay, theo kế hoạch, việc giãn dân sẽ ưu tiên triển khai trước cho những hộ dân sống trong các di tích, đền, đình, chùa, trường học, nhà nguy hiểm, nơi có mật độ dân số cao, các hộ sống trong các ngôi nhà cổ đã có chủ trương bảo tồn nguyên trạng. Bên cạnh đó, những hộ dân tự nguyện di chuyển cũng sẽ được ưu tiên xét di dời trước.
“Còn về trường hợp nếu người dân ở trên phần diện tích hợp pháp nhưng không chịu tự nguyện di dời, chúng tôi không chủ trương cưỡng chế”, ông Hùng khẳng định.
Cũng theo ông Hùng, nếu trong trường hợp cần thiết phải di dời hộ dân đó, chính quyền sẽ xây dựng phương án vận động, thuyết phục để người dân hiểu vấn đề.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho biết thêm, đối với những phần diện tích lấn chiếm, không hợp pháp, nếu người dân không tự trả lại để di dời, sẽ buộc phải có phương án giải quyết, không loại trừ phương án cưỡng chế để đảm bảo dự án giãn dân phố cổ Hà Nội thực hiện đúng tiến độ.
Lê Quân
Bình luận (0)