Mướt mồ hôi giữa… tiết trời giá rét
Tiết trời Quảng Trị đang se lạnh, ấy thế mà người nông dân trong những khu vườn ở làng hoa An Lạc vẫn nhễ nhại mồ hôi. Thế mới biết nếu chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” như bao người, rồi “bỗng dưng” mọc lên những bông hoa đẹp, thì hẳn người trồng hoa ở An Lạc sẽ có những mùa hoa… nhàn hạ.
Thực tế, để trồng cho được vườn hoa tươi tốt và nở hoa đúng thời điểm mùa vụ, là cả một nghệ thuật. Người trồng hoa không chỉ cần có kinh nghiệm, bàn tay khéo léo và chịu cực nhọc vì tốn công tốn sức…, mà ở đó, còn có cả tình yêu dành cho hoa!
|
Người dân làng hoa An Lạc trồng chủ yếu các loại: tuy lip, hồng, dạ yến thảo, đồng tiền, ly, vạn thọ và một số cây kiểng như sung, mai vàng, sanh, bồ đề… nhưng nhiều nhất vẫn là hoa cúc. Công việc trồng hoa kiểng này cứ xoay vòng cả năm không ngơi nghỉ.
“Cứ một mùa vụ xong thì tôi lại quay trở lại để tiếp tục chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Những tháng đầu năm thì công việc chủ yếu là đúc chậu, gieo giống... Còn lúc này thì cực nhọc nhất vì vào mùa hoa tết”, chị Phan Thị Hiếu, một hộ trồng hoa ở An Lạc cho biết.
Bầu chọn
Thường ngày, đặc biệt là dịp lễ, tết, gia đình bạn có thói quen:
Thường ngày, đặc biệt là dịp lễ, tết, gia đình bạn có thói quen:
|
Chăm hoa cũng như làm đẹp...
Theo anh Hoàng Hữu Thành, một hộ trồng hoa tại An Lạc, thì "để có hoa bán tết cũng lắm vất vả, tay làm không nghỉ, mắt không rời các chậu hoa".
Trồng hoa tết bắt đầu từ khoảng tháng 7. Công đoạn đầu tiên là trộn phân với đất để vào chậu. Sau đó mới trồng cây con vào, vun lại đất cho bằng phẳng, rồi có khi lại thức đêm chong đèn điện, ngày qua ngày lo tưới nước thường xuyên cho cây phát triển được bình thường.
"Chăm hoa cũng như làm đẹp, tỉ mỉ, kỳ công lắm. Ngày nào cũng vậy, cứ đi từng chậu để quan sát kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh gì không để còn phun thuốc kịp thời, chứ nếu để cây bị bệnh là rất khó để khắc phục”, anh Thành chia sẻ về sự công phu của nghề trồng hoa tết.
|
Tay làm, bụng… lo!
Những người trồng hoa tết ở An Lạc đều chung nỗi niềm: "Cái tay vẫn làm mà cái bụng… vẫn cứ lo, cứ nơm nớp về những mùa vụ không thuận lợi thì thua lỗ, "mất" tết".
Anh Hoàng Hữu Thành chia sẻ thêm: "Cái bà con lo không phải chỉ là tốn công chăm sóc, mà "đau đầu" nhất chính là thời tiết khắc nghiệt của vùng này. Mùa nào thời tiết thuận lợi thì bà con được nhờ, số lượng hoa thành phẩm làm ra được nhiều. Nếu bão lũ xảy ra làm cây úng gãy thì coi như vụ đó mất trắng. Bà con trồng hoa luôn cầu mong sao cho mưa thuận gió hòa để được nhờ, đỡ bớt đi bao nỗi lo".
|
Mỗi người trồng hoa luôn phải lao lực bao nhiêu công sức và lo toan, nhưng họ đều không thể chủ động được trong việc giá cả, không nắm chắc được sản lượng cuối mùa vụ. Tất cả vẫn luôn trông chờ vào "ông trời" và mong đợi sự đón nhận tích cực của thị trường mỗi mùa hoa tết, để bù vào công sức mà họ đã bỏ ra, đặc biệt là duy trì được nghề trồng hoa tết truyền thống.
|
Mời đón đọc Kỳ 3:
Bình luận (0)