Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ mà website cung cấp, trải nghiệm khách hàng không mấy tốt đẹp và dẫn đến một viễn cảnh không mấy mỹ mãn là mất khách vào tay đối thủ. Vậy thì nguyên nhân dẫn đến việc website truy cập không ổn định là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này?
1. Kiểm tra máy chủ web
Đầu tiên hãy so sánh những website cùng hosting (hoặc cùng server) có tốc độ như thế nào? Nếu như chúng hoạt động nhanh và ổn định thì chắc chắn website truy cập không ổn định không phải do hosting. Bạn cần phải kiểm tra những nguyên nhân khác. Trong trường hợp các web trên hosting đều chạy chậm và mất ổn định thì hãy kiểm tra tài nguyên hosting có bị giới hạn bởi nhà cung cấp hay không. Khi web phát triển đến một nhu cầu tài nguyên nhất định, nên cân nhắc chuyển sang lưu trữ trên Cloud Server.
|
2. Kiểm tra DNS (hệ thống phân giải tên miền)
Hệ thống phân giải tên miền (DNS) gọi tắt là tên miền cũng là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website. Thậm chí nó có thể khiến cho website chậm như rùa hoặc không có kết nối internet.
Khi truy cập vào một địa chỉ website cụ thể thì sơ đồ hoạt động như sau: Yêu cầu được gửi đi từ máy tính - máy chủ mạng (cáp quang) - Máy chủ DNS (tên miền) - Server hosting - trả về trình duyệt. Như vậy rõ ràng việc giải mã tên miền là một mắt xích cực kỳ quan trọng trong việc truy cập website. Tùy thuộc vào DNS server mà tốc độ giải mã tên miền sẽ khác nhau. Nếu như tốc độ giải mã tên miền chậm cũng rất dễ gây ra tình trạng website truy cập không ổn định.
|
3. Kiểm tra đường truyền tập tin từ máy tính đến server và ngược lại
Website truy cập không ổn định cũng có thể vì dữ liệu truyền tải từ máy tính tới server và ngược lại có vấn đề. Trong trường hợp này hãy kiểm tra bằng cách mở CMD trên máy tính và gõ lệnh (tracert + dấu cách + tên miền cần kiểm tra). Sau đó xem thử dữ liệu truyền tải như thế nào, có bị time out ở đâu không và tìm cách khắc phục trong từng trường hợp cụ thể.
4. Kiểm tra lại code, landing page
Trình duyệt web chỉ cho phép tải tối đa 8 file cùng một lúc (8 connection) đối với css và .js. Vì vậy hãy kiểm tra các hiệu ứng được cài đặt trên website và lược bỏ những thành phần không quan trọng có thể ảnh hưởng đến truy cập web.
Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là kích cỡ, số lượng và dung lượng ảnh trên website nặng. Theo nghiên cứu thì mỗi ảnh khi đưa lên website cần phải được tối ưu dung lượng ở mức dưới 100KB nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng và độ nét ảnh. Sử dụng 1 CDN (mạng phân phối nội dung) như BizFly CDN sẽ tự động xử lý ảnh, tối ưu các file cs và jss.
Trong trường hợp website tải xong ảnh và text mà vẫn thấy nó “quay quay” thì rất có thể là do iframe. Có thể bấm F12 chuyển sang tab network để kiểm tra thử và chỉnh sửa lại hoặc đổi lại iframe.
Nếu nền tảng là wordpress thì rất có thể việc sử dụng quá nhiều plugin làm cho website cồng kềnh và gây ra tình trạng mất ổn định. Hãy lược bỏ hoặc thay thế những plugin nặng.
5. Kiểm tra số lượng người dùng truy cập website
Nếu kiểm tra thấy số lượng người dùng truy cập vào website tăng cao đột biến tại 1 thời điểm, thì chắc chắn sẽ gây quá tải server và dẫn đến website truy cập không ổn định.
Đối với tình huống này, giải pháp hiệu quả là sử dụng Auto Scaling (tự động tăng giảm server theo nhu cầu tài nguyên thực tế). Auto Scaling là một giải pháp cho phép tự động tăng hoặc giảm số lượng tài nguyên đang hoạt động dựa trên yêu cầu thực tế. Khi nhu cầu về tài nguyên tăng lên, Auto Scaling sẽ tự động tạo thêm server để phục vụ nhu cầu tăng cao hoặc xóa đi khi nhu cầu giảm xuống. Tại Việt Nam, hiện có BizFly Cloud cung cấp BizFly Auto Scaling.
Giải pháp đảm bảo rằng website sẽ không bao giờ đạt đến giới hạn xử lý hoặc rơi vào quá tải, không gặp phải tình trạng web truy cập không ổn định, giúp mang đến những trải nghiệm người dùng hài lòng, giữ chân khách hàng lâu hơn và tất nhiên gia tăng sự kết nối trong quá trình tương tác với website.
|
6. Kiểm tra xem website có bị nhiễm virus, mã độc hay không
Mã độc từ việc gửi mail hoặc tấn công DDoS website (tấn công từ chối dịch vụ) là những nguyên nhân phổ biến. Sử dụng tường lửa, email tên miền riêng bảo mật cao, tích hợp tường lửa, giải pháp chống DDoS (BizFly Anti DDoS) cho các tình huống này.
Tóm lại khi phát triển và vận hành một website, bạn nên kiểm tra thường xuyên tốc độ truy cập website của mình để kịp thời phát hiện và xử lý nếu website truy cập không ổn định. Tùy theo từng trường hợp khác nhau và tùy vào những loại website khác nhau sẽ có những hướng xử lý khác nhau.
Bình luận (0)