Xây dựng đô thị thông minh là tất yếu

26/10/2022 14:45 GMT+7

Xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) là xu hướng tất yếu để hướng tới phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu xây dựng ĐTTM trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực, trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số hạ tầng đô thị.

Buổi đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP.HCM cùng với các giảng viên, sinh viên đến để trải nghiệm công nghệ chuyển đổi số của Portcoast ngày 2.7.2022

Ảnh: Dương Phượng Quỳnh

Lợi ích của chuyển đổi số và phát triển ĐTTM

Khái niệm ĐTTM đòi hỏi việc triển khai phải đồng bộ về công nghệ và chiến lược, đáp ứng các yêu cầu hiện nay và cho thế hệ tương lai. Theo đó, ĐTTM cần đảm bảo một số mục tiêu nhằm mang lại lợi ích cho người dân. Trước tiên là mục tiêu phát triển bền vững thông qua khả năng dự báo, đưa ra kịch bản giúp sử dụng hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực và tiết kiệm chi phí, ngân sách được sử dụng một cách hợp lý, chất lượng dịch vụ công được nâng cao và việc sử dụng hiệu quả tài nguyên cũng đảm bảo lợi ích cho các thế hệ tương lai.

Tiếp theo, ĐTTM mang lại môi trường sống thoải mái, an toàn và tiện nghi. Người dân được cung cấp các tiện ích như sử dụng năng lượng với chi phí hợp lý; hệ thống giao thông công cộng tiện lợi; học sinh có thể học tại các trường học đạt chất lượng tốt; các đơn vị ứng cứu khẩn cấp phản ứng nhanh chóng, kịp thời; người dân được hưởng bầu không khí trong lành, sử dụng nguồn nước sạch; tỷ lệ tội phạm thấp; và các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng. Kế đến, người lao động được cung cấp các dịch vụ hạ tầng công nghệ chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh tốt trên thương trường thế giới, bao gồm: internet tốc độ cao; năng lượng sạch với chi phí thấp; hệ thống giao thông vận tải,... từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.

Quản trị đô thị hiệu quả cũng là mục tiêu của ĐTTM với mô hình mới, quản trị mới thay thế mô hình quản trị truyền thống vốn hoạt động kém hiệu quả (người dân phải tự tương tác với từng lĩnh vực dịch vụ đơn lẻ, thông tin dữ liệu được chia sẻ hạn chế, dẫn đến khả năng phối hợp, cộng tác giữa các lĩnh vực, cũng như giữa chính quyền và xã hội kém hiệu quả). Với mô hình quản lý hiện đại hướng đến ĐTTM, các đô thị có thể cung cấp cho công chúng các nguồn dữ liệu theo thời gian thực trên một nền tảng mở và đa tương thích, cho phép tích hợp các dịch vụ và tối ưu các nguồn lực của đô thị. Dữ liệu dùng chung sẽ trở thành tài sản được sử dụng để phân tích dự báo các xu hướng, kịch bản phát triển và tăng cường hiệu quả quy hoạch đô thị.

Portcoast thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển ĐTTM

Trong hơn 30 năm qua, Portcoast đã xây dựng uy tín và thương hiệu gắn liền với danh hiệu tư vấn hàng đầu tại VN về thiết kế công trình cảng - công trình thủy. Những năm gần đây, nhận thấy tiềm năng và xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số, Portcoast liên tục đổi mới và tăng cường các hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, đặc biệt chú trọng mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng.

Đồng hành cùng với Portcoast trong mục tiêu chuyển đổi số là sự quan tâm sâu sát của các cơ quan nhà nước, DN, tổ chức, các trường đại học và nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành. Từ đó, Portcoast dần trở thành một “trung tâm về công nghệ” được nhiều đơn vị trong và ngoài nước ghé thăm để tìm hiểu, học hỏi. Chỉ trong 2 tháng gần đây nhất, Portcoast lần lượt tham gia các sự kiện và đón tiếp các vị khách đặc biệt đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, tháng 9.2022, Portcoast đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Hưng Thịnh Incons để áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong xây dựng. Trong tháng 8.2022, Portcoast đón tiếp ông Trần Đình Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Hải; ông Kurosaki Yasusuke, Chủ tịch Nippon Koei VN và ông Daiki Abe, đại diện Nippon Koei tại TP.HCM.

Những công nghệ chuyển đổi số trong phát triển hạ tầng giao thông đô thị đã gây ấn tượng với đối tác trong và ngoài nước, bởi các mô hình bản sao số (Digital Twin) tích hợp công nghệ hiện đại được Portcoast tập trung nghiên cứu và phát triển vì đây là nền tảng của đô thị thông minh. Nổi bật trong số những dự án số hóa hạ tầng đô thị tiêu biểu mà Portcoast đã thực hiện là khu vực hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, một mô hình Digital Twin cơ bản được tạo ra từ việc kết hợp nhiều nền tảng công nghệ hiện đại: quét 3D laser; mobile mapping; GIS; Game engine…

Portcoast sở hữu những công nghệ có tiềm năng lớn khi áp dụng vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, do vậy đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đối tác, trong đó có Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Portcoast đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào các hoạt động khám chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực. Tháng 9.2022, Portcoast và Bệnh viện Thống Nhất đã có buổi giới thiệu và thảo luận về kế hoạch số hóa công trình bệnh viện này, với sự có mặt của PGS-TS-BS Lê Đình Thanh - Giám đốc, PGS-TS-BS Võ Thanh Toàn - Phó giám đốc và lãnh đạo các khoa của bệnh viện.

Một lĩnh vực khác được Portcoast đưa ứng dụng chuyển đổi số vào đó là bảo tồn di sản, bởi việc này vô cùng cấp thiết. Portcoast đã kết hợp sử dụng các công nghệ số hóa và trực quan hóa nhằm tăng cường khả năng trải nghiệm, đáp ứng hiệu quả cho mục đích giáo dục, du lịch, truyền bá văn hóa. Các công trình tiêu biểu được Portcoast thực hiện như dự án số hóa Nhà hát lớn TP.HCM, tượng đài Trần Hưng Đạo (Quy Nhơn, Bình Định).

Portcoast có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cho mục tiêu chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh

Qua thực tiễn và nghiên cứu, Portcoast đã đưa ra các đánh giá về năng lực ứng dụng trong từng lĩnh vực, nhu cầu của các doanh nghiệp trong mục tiêu chuyển đổi số đáp ứng định hướng phát triển đô thị thông minh:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.