Ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty CP Vũ Trụ Xanh - nhà phân phối độc quyền sản phẩm khóa điện tử PHGLock (Úc), cho biết: “Người Việt sẵn sàng chi hàng chục tỉ đồng để xây nhà thật to thật đẹp nhưng vẫn có thói quen đầu tư khóa cơ thay vì khóa điện tử tiện lợi và an toàn cao hơn hẳn. Hơn nữa, giá cả lại không chênh nhau bao nhiêu. Ví dụ, khóa điện tử loại trung bình 2 triệu đồng/chiếc thì khóa cơ cũng có giá từ 1,2 - 1,6 triệu đồng/chiếc. Đổi lại, khóa điện tử dùng vân tay hay mã số với nhà tư và khách sạn hay dùng thẻ. Còn khóa cơ chỉ một lựa chọn là dùng chìa và luôn đối diện tình trạng: mất chìa khóa, phải thay khóa nếu đổi chủ, thay khóa nếu thay người làm...”.
tin liên quan
The ZEN Residence - tổ ấm bình an và hơn thế nữaĐô thị hóa với những căn nhà thông minh là thị trường cực kỳ béo bở cho các nhà sản xuất khóa điện tử. Giả sử 2 triệu căn nhà tại TP.HCM hiện chưa trang bị khóa điện tử, mỗi nhà dùng một chiếc với giá thấp nhất là 2 triệu đồng, chúng ta đã có thể thu về 4.000 tỉ đồng ngay lập tức. Còn nếu tính quy mô của cả nước, thị trường khóa điện tử không dưới 10.000 tỉ đồng. “Đó là chỉ tính trung bình cho một ngôi nhà chỉ dùng 1 khóa điện tử ngoài. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu không sắm thì thôi, khi đã chọn khóa điện tử cho ngôi nhà của mình, trung bình mỗi nhà mua từ 2 - 5 khóa với mức giá thấp nhất là 2 triệu đồng/chiếc. Tính thêm hệ thống nhà hàng, khách sạn và các khu nghỉ dưỡng, quy mô thị trường này đến vài tỉ USD”, vị này nói.
Đồng quan điểm, một số nhà kinh doanh khóa điện tử trên đường Trường Chinh và Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng thừa nhận, đây là sản phẩm kinh doanh theo hướng “mưa dầm thấm lâu”. Nhà kinh doanh nếu không có trường vốn tốt, không xây dựng hệ thống bán lẻ tốt, rất khó đứng trong thị trường quy mô hàng tỉ đô này.
Không chỉ khóa điện tử, mô hình làm chợ trời tận dụng từ những chiếc container cũ của nước ngoài cũng được doanh nhân Hoàng Tuấn Anh mang về áp dụng đầu tiên tại TP.HCM với dự án Eco Box (Tân Phú) và Zubik Zoo (Q.1), làm nơi bán hàng giúp những bạn trẻ khởi nghiệp mua bán, kinh doanh ăn uống có thể thuê mức giá thấp. Anh lý giải: “Thái Lan đang có hàng chục dự án tận dụng container làm khu ẩm thực, thời trang, giới thiệu sản phẩm cho các bạn start-up với chi phí cực thấp. Và đấy cũng là nơi ươm mầm cho những giấc mơ làm chủ, giấc mơ làm giàu của người trẻ. Tôi muốn tạo sân chơi cho start-up “trình diễn” sản phẩm của mình. Làm khu nhà trọ từ container cho sinh viên, công nhân thuê cũng là dự án tôi đang có ý tưởng. Trước mắt, tôi hy vọng sẽ đầu tư 8 triệu USD cho chuỗi 20 dự án khách sạn container phục vụ 50 - 100 phòng tại TP.HCM”.
|
Bình luận (0)