Xây 'tường cao, hào sâu’ phòng bệnh nhân tâm thần bỏ trốn

27/11/2015 19:50 GMT+7

Các chuyên gia cho rằng, bê%3ḅnh nhân đang chữa bê%3ḅnh tâm thần là người có hành vi nguy hiểm, “thoát” ra ngoài rất nguy hiểm cho xã hô%3ḅi do vậy cần xây “tường cao, hào sâu”.

Các chuyên gia cho rằng, b&ecirc%3ḅnh nhân đang chữa b&ecirc%3ḅnh tâm thần là người có hành vi nguy hiểm, “thoát” ra ngoài rất nguy hiểm cho xã h&ocirc%3ḅi do vậy cần xây “tường cao, hào sâu”.

Sau vụ 3 đối tượng phạm pháp hình sự đang điều trị bệnh tâm thần bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần T.Ư Phân viện phía nam (Bộ Y tế) cưa song sắt bỏ trốn, ô cửa thông gió, nơi bệnh nhân thoát ra ngoài, đã được bịt kín - Ảnh: Lê LâmSau vụ 3 đối tượng phạm pháp hình sự đang điều trị bệnh tâm thần bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần T.Ư Phân viện phía nam (Bộ Y tế) cưa song sắt bỏ trốn, ô cửa thông gió, nơi bệnh nhân thoát ra ngoài, đã được bịt kín - Ảnh: Lê Lâm
Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Quy định này được thể hiện trong Điều 13, Bộ luật Hình sự và Nghị định 64/2011 NĐ-CP về thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Ngoài ra, biện pháp bắt buộc chữa bệnh còn được áp dụng đối với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình dù người này không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều trị riêng biệt
Cụ thể, trong vụ việc “bệnh nhân tâm thần cưa song sắt bỏ trốn”, cả ba bệnh nhân đều là bị can, bị khởi tố về tội “trộm cắp tài sản” (bệnh nhân Đặng Ngọc Liêm); “giết người” (bệnh nhân Võ Văn Út); giết người” , “hiếp dâm” và “cướp tài sản” (bệnh nhân Nguyễn Giang Anh). Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, cả 3 đều có kết luận bị bệnh tâm thần nên được tạm đình chỉ điều tra để chữa bệnh bắt buộc.
Võ Văn Út...
và Nguyễn Giang Anh, 2 trong số 3 đối tượng phạm pháp hình sự đang điều trị tâm thần bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần T.Ư Phân viện phía nam (Bộ Y tế) đã cưa song sắt bỏ trốn vào rạng sáng 22.11 - Ảnh công an cung cấp
Bác sĩ (BS) Phạm Văn Trụ, cố vấn viên của Bệnh viện tâm thần TP.HCM cho biết đối với các đối tượng mắc bệnh tâm thần mà phạm tội hoặc nghi bị bệnh tâm thần sau khi phạm tội sẽ được cơ quan điều tra ra quyết định giám định pháp y. Nếu có kết luận bị bệnh thì những người này sẽ được chuyển thẳng đến hệ thống giám sát điều trị bệnh bắt buộc theo quy trình của Viện Pháp y tâm thần chứ không phải chữa tại các bệnh viện tâm thần thông thường.
Theo BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực TP.HCM, hiện VN có 3 nơi nhận đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc là Viện giám định pháp y tâm thần T.Ư và Bệnh viện tâm thần T.Ư 1 (Hà Nội), Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, Viện pháp y tâm thần T.Ư Phân viện phía Nam (Biên Hòa, Đồng Nai).
“Tại đây, bệnh nhân được khám chữa bệnh bắt buộc sẽ được quản lý bởi nhân viên y tế. Do tính đặc thù bệnh nhân là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, là người phạm tội bị bệnh nên song song với sự quản lý của nhân viên y tế thì Bộ Y tế và Bộ Công an sẽ có sự phối hợp tuyển chọn, đào tạo cán bộ, nhân viên bảo vệ giám sát cho các cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần”, BS Quang cho biết thêm.
Chữa trị xong, phục hồi điều tra
Luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) phân tích: “Trường hợp gây án xong mới bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất năng lực điều khiển hành vi, sau khi bắt buộc chữa bệnh và được chữa trị lành bệnh thì bệnh nhân tiếp tục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội do mình gây ra”.
Dù không muốn nói rằng "mất bò mới lo làm chuồng", nhưng từ sự cố này, các cơ quan chức năng cũng nên xem lại quy trình giám sát, quản lý các đối tượng này, từ khâu cán bộ đến mô hình giám sát

BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực TP.HCM

Cũng theo LS Tuấn, trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh trốn thì cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người bị bắt buộc chữa bệnh biết để phối hợp truy tìm; đồng thời, phải chủ trì tổ chức ngay các biện pháp để truy tìm như đối với người bị bệnh tâm thần khác và báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần biết để cùng phối hợp truy tìm. Đối với vụ “bệnh nhân tâm thần cưa song sắt bỏ trốn", Viện pháp y tâm thần T.Ư Phân viện phía Nam sẽ báo với Công an Tỉnh Đồng Nai để phối hợp truy tìm.
Theo các chuyên gia, việc để bệnh nhân đang chữa bệnh tâm thần là người có hành vi nguy hiểm, người phạm tội, “thoát” ra ngoài là rất nguy hiểm cho xã hội. “Dù không muốn nói rằng "mất bò mới lo làm chuồng", nhưng từ sự cố này, các cơ quan chức năng cũng nên xem lại quy trình giám sát, quản lý các đối tượng này, từ khâu cán bộ đến mô hình giám sát”, BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực TP.HCM nhận xét và đề xuất mô hình xây cơ sở “tường cao, hào sâu” với tất cả phòng, khu vực tại cơ sở nên có gắn camera giám sát.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.