Ngành công nghiệp ô tô Iran ‘hôn mê sâu’ sau khi bị Mỹ cấm vận

Việt Đức
Việt Đức
08/01/2020 17:48 GMT+7

Là quốc gia có ngành công nghiệp ô tô đứng đầu Trung Đông, xếp hạng 12 của thế giới quan trọng đứng thứ 2 chỉ sau dầu khí nhưng đang chìm trong tình trạng “hôn mê” sau khi Mỹ cấm vận vào năm 2018.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô Iran đã phải trải qua nhiều thăng trầm, chủ yếu đến từ các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng từ tháng 8.2018. Theo giới phân tích, đến thời điểm này sau hơn 1 năm áp dụng lệnh trừng phạt, công nghiệp ô tô Iran đã rơi vào trạng thái “hôn mê”. Đây là thông tin đáng buồn đối với đất nước có ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh nhất châu Âu và đứng thứ 12 thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức các nhà sản sản xuất xe cơ giới Quốc tế OICA, Iran đã xuất xưởng 1,5 triệu xe du lịch trong năm 2017, chỉ đứng sau Anh quốc với những cái tên đình đám như Jaguar, Land Rover, xếp trên Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô Iran cũng được đánh giá cao với đà tăng 18% trong năm 2017, đáng tiếc nó đã giảm tới 81% so với cùng kỳ tính đến giữa năm ngoái.
Doanh số bán xe tại Iran cũng thuộc hàng top với 1,6 triệu xe trong năm 2017, đứng thứ 10 trên thế giới xếp theo doanh số. Thị trường Iran từ lâu đã thuộc về 2 thương hiệu nội địa là Iran Khodro và Saipa nhưng xe Pháp vẫn được ưa chuộng hơn khi Peugeot chiếm tới 34% thị phần trong năm 2016. Theo sau là Saipa (27%), Iran Khodro (13%) và Renault (5%).
Iran có thị trường xe hơi lớn nhưng không đa dạng
Tất cả điều này thay đổi chỉ trong 1 năm…
Thị trường Iran đã từng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt vào năm 2012 nhưng vực dậy dần từ năm 2014. Tuy nhiên, mối quan hệ rạn nứt với Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đã bắt đầu những ngày giông bão của thị trường xe hơi nước này. Đầu tiên, phải kể đến việc mất đi một số nhà cung ứng quốc tế khiến việc sản xuất bị ngừng trệ ảnh hưởng đến cả PSA và Renault tới các hãng xe nội địa.
Việc khan hiếm linh phụ kiện sản xuất dẫn đến những bất ổn trong chính nội bộ hai hãng xe nội địa. Bộ Công nghiệp Iran đã cáo buộc các hãng xe này cố tình găm hàng đẩy giá bất chấp nhiều xe đã hoàn thiện bị phơi nắng mưa ngoài trời. Số lượng lên tới hàng trăm ngàn chiếc. Thiếu linh kiện, hãng xe bắt tay làm giá khiến chiếc ô tô rẻ nhất thị trường là Pride của Saipa sản xuất trên công nghệ của xe Kia từ những năm 1980 bị đội giá gấp 3 lần chỉ sau… 1 năm.
Ngành công nghiệp ô tô Iran dù có quy mô nhưng lạc hậu về công nghệ
Hành động này khiến hàng loạt quan chức cấp cao của Khodro lẫn Saipa bị bắt với cáo buộc tham nhũng, tăng giá không hợp lý. Nó là hệ quả của chuỗi hành động “bất thường” gây tranh cãi trong năm qua khi có liên tiếp những đợt tăng giá mạnh trong thời gian ngắn trong khi chất lượng xe không tăng. Theo thống kê, có khoảng 34% số người bị tử vong trong các vụ tai nạn giao thông trong 11 năm qua liên quan tới chiếc Saipa Pride, mẫu xe giá rẻ sử dụng nền tảng xưa cũ của hãng xe Hàn Quốc.
Các chuyên gia phân tích cấm vận chỉ là một phần nguyên nhân gây ra khủng hoảng của ngành công nghiệp ô tô Iran. Khi các lệnh trừng phạt được áp dụng, ai cũng hiểu rằng đến mẫu Pride siêu rẻ chất lượng kém Iran cũng không thể tự sản xuất. Tuy nhiên, ngay cả khi lệnh cấm nhập khẩu bị dỡ bỏ ngành ô tô Iran cũng bị dự đoán sẽ tan rã vì không có dây chuyền sản xuất xe chất lượng do thiếu môi trường cạnh tranh.
“Vấn đề của chúng tôi là nội bộ, không phải bên ngoài”, Husrevani, người sống cùng ngành công nghiệp ô tô Iran trong nhiều năm chia sẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.