(Tin Nóng) Tiêm kích dùng trên tàu sân bay F/A-18 của Boeing (Mỹ) đang sắp bị F-35 thay thế, nếu sắp tới F/A-18 không tìm được khách hàng đặt mua thì dây chuyền sản xuất loại máy bay này phải đóng cửa.
Tiêm kích F/A-18F do Boeing sản xuất dành cho Úc
|
Một clip quay cực nhanh về quy trình lắp ráp tiêm kích dùng trên tàu sân bay F/A-18F Super Hornet của Mỹ vừa được trang tin FoxtrotAlpha giới thiệu. Loại máy bay chiến đấu chủ lực trên 10 tàu sân bay hiện tại của Mỹ này nặng hơn 16 tấn, dùng 2 động cơ F414-GE-400 của General Electric, có tốc độ 2.200 km/giờ, bán kính tác chiến 740 km.
Dây chuyền sản xuất lắp ráp F/A-18 trong clip mà FoxtrotAlpha giới thiệu này ở thành phố St. Louis (bang Missouri ), thời điểm quay cảnh này tận năm 2009. Loại máy bay mà nhà máy này lắp ráp là F/A-18F Super Hornet sản xuất dành cho không quân Úc.
Hải quân Mỹ gần đây cũng đặt Boeing nâng cấp loại F/A-Hornet (ngừng sản xuất) lên thành Super Hornet trong khi chờ F-35 chính thức trang bị cho hải quân vào năm 2019.
Dây chuyền của Boeing ở St. Louis cũng là nơi từng sản xuất các loại máy bay F-15, F-4; và tàu không gian Mercury và Gemini cho NASA. Hai thập niên gần đây nhà máy chỉ sản xuất F/A-18 Super Hornet.
Mỗi chiếc Super Hornet có giá đến 52 triệu USD, còn loại dùng làm máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử E/A-18G Growler có giá 61 triệu USD.
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet đang là máy bay chủ lực trên các tàu sân bay Mỹ - Ảnh: Không lực Mỹ
|
Xem nhanh quy trình lắp ráp tiêm kích F/A-18F tại nhà máy Boeing ở St. Louis:
|
Anh Sơn
>> Ba năm, Nga giao cho nước ngoài 57 máy bay quân sự
>> Quân đội Mỹ nhận nhiều vũ khí mới, từ tàu sân bay đến… dao phát cây
>> Việt Nam nhận thêm 2 tiêm kích Su-30MK2 cuối năm 2015
>> Không quân Bulgaria chia tay tiêm kích MiG-21
>> Su-27/30 thuộc top 3 chiến đấu cơ phổ biến nhất
Bình luận (0)