|
>> Xôn xao thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn - Kỳ 2: 'Giật mình' vì... không có hạn sử dụng
>> Xôn xao thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn - Kỳ 1: Hiểu thế nào cho đúng?
Nhật ra luật riêng cho rác thải điện tử
Các bãi rác và rác thải điện tử vốn là một vấn đề nan giải đối với các nước châu Á, nơi tất cả các loại rác và rác thải điện tử được gom chung vào các bãi rác.
Nhật Bản bắt đầu chương trình xử lý rác thải điện tử kể từ năm 1970, theo một nghiên cứu năm 2008 do chuyên gia Michikazu Kojima - thuộc Viện nghiên cứu Các nền kinh tế đang phát triển (Nhật Bản) - đứng đầu.
Tokyo đã tuyển dụng những công nhân kỹ thuật cao để xử lý và tái chế rác thải điện tử, nhưng chi phí chương trình quá cao nên cuối cùng thì rác thải điện thoại vẫn được bỏ chung với các loại rác khác trong các bãi rác, theo nghiên cứu của chuyên gia Michikazu Kojima.
Hiện Nhật Bản có hai bộ luật (đang có hiệu lực) nhằm giải quyết phần nào vấn đề các bãi rác và rác thải điện tử, theo website của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Bộ luật thứ nhất được điều chỉnh năm 2001 mang tên luật Xúc tiến tận dụng hiệu quả tài nguyên (LPUR). Luật này khuyến khích các nhà sản xuất tự nguyện giúp tái chế và giảm thiểu việc tạo ra rác thải điện tử, trong đó có điện thoại di động và máy tính bảng.
Bộ luật thứ hai là luật Tái chế các thiết bị điện tử gia dụng (LRHA), bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1.4.2009, nhằm xúc tiến thu hồi, xử lý và tái chế 4 loại thiết bị điện tử gia dụng không còn sử dụng: máy điều hòa, TV, tủ lạnh và máy giặt.
Theo đó, nếu người tiêu dùng không còn sử dụng các thiết bị cũ kể trên thì họ phải có trách nhiệm liên hệ với nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất đến thu gom thiết bị đem đi tái chế.
Nhà bán lẻ nếu nhận được yêu cầu của khách hàng sẽ giao thiết bị cũ cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất có trách nhiệm phải thuê người hay công ty khác để xử lý hoặc tái chế.
Vấn nạn nghiêm trọng ở Trung Quốc
Rác thải điện tử là một vấn nạn gây môi trường nghiêm trọng tại Trung Quốc, theo ông Brett H. Robinson, một chuyên gia thuộc Trường đại học Lincoln (New Zealand).
|
Các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ... có lượng tiêu thụ các thiết bị điện tử ngày càng cao khiến lượng rác điện tử đang gia tăng, theo ông Robinson.
Mặc dù rác điện tử từ các nước phương Tây cũng có góp một phần lớn vào lượng rác thải điện tử toàn thế giới, nhưng mối đe dọa lớn nhất lại đến từ các quốc gia thuộc khu vực khác, như Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc, tạp chí Sage (Mỹ) dẫn lời các nhà khoa học thuộc Trường đại học Okayama (Nhật Bản) cho hay.
Trang tin China Business News (Trung Quốc) cho biết gần 70% rác thải điện tử trên thế giới được tập kết tại Trung Quốc hằng năm.
Điều này khiến Trung Quốc phải đối mặt với các vấn nạn về môi trường và sức khỏe.
Tại Trung Quốc, có hai cách để thu hồi rác thải điện tử - đó là cách chính thức hoặc không chính thức, theo nghiên cứu của Trường đại học Liên Hiệp Quốc (UNU), có trụ sở tại Nhật.
Theo cách không chính thức, người mua trưng dụng các thiết bị có thể tái chế được và bán cho các chợ ve chai.
UNU cho biết ranh giới giữa người mua rác thải điện tử chính thức và không chính thức luôn không rõ ràng.
Theo lý thuyết, tại Trung Quốc, ai cũng có thể bán hoặc mua rác điện tử.
Tuy nhiên, các nhà thu mua rác điện tử chính thức thường là những người làm việc cho các doanh nghiệp có khai báo thuế và cung cấp rác thải điện tử cho các hãng tái chế hợp pháp, vốn sẽ xử lý theo các phương thức hợp vệ sinh môi trường.
Số lượng các tủ lạnh, điện thoại di động, TV và các thiết bị điện tử cũ bị vứt bỏ hằng năm trên toàn thế giới sẽ tăng thêm 1/3 vào năm 2017, theo tính toán của Liên Hiệp Quốc. Rác thải điện tử, gồm những vật có gắn pin hay có dây điện, có thể trở thành một vấn nạn nghiêm trọng vì nó thường chứa các chất độc hại cho con người và môi trường nếu không được xử lý hợp lý, AP cho hay. Nhưng cũng có một vài thứ hữu ích nhờ khả năng có thể tái chế. Tổ chức Sáng kiến Giải quyết vấn đề rác thải điện tử (StEP), hiện là đối tác của Liên Hiệp Quốc, ước tính số lượng rác thải điện tử trên toàn thế giới sẽ tăng từ gần 53,9 triệu tấn trong năm 2012 lên 72,09 triệu tấn trong năm 2017. |
Hoàng Uy - Duy Phúc
>> Từ năm 2015 thu hồi điện thoại di động hết hạn
>> Đã thu hồi được chiếc điện thoại của phạm nhân lướt Facebook trong trại giam
>> Hà Nội đình chỉ lưu hành ô tô hết niên hạn sử dụng
>> Phát hiện hàng trăm xe ô tô đang lưu thông dù đã hết niên hạn sử dụng
Bình luận (0)