TNO

Xuôi sông Thái Bình xem trai làng tranh tài pháo đất

24/02/2016 09:42 GMT+7

(iHay) Những làng quê ven sông Thái Bình hiện vẫn lưu giữ trò chơi dân gian pháo đất.

(iHay) Những làng quê ven sông Thái Bình hiện vẫn lưu giữ trò chơi dân gian pháo đất. Hòa trong tiếng pháo đất nổ đì đùng, tiếng cười vui cổ vũ các pháo thủ, mọi người sẽ hiểu hơn nét văn hóa độc đáo của những cư dân trồng lúa nước.

>> Đi ăn canh cá gần nhà Sơn Tùng M-TP ở Thái Bình

Trai tráng xã Kiến Thiết tranh tài pháo đất trong hội đình làng Cựu Đôi - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhTrai tráng xã Kiến Thiết tranh tài pháo đất trong hội đình làng Cựu Đôi - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Từ lâu pháo đất trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là ở những vùng quê ven sông Thái Bình. Ở Hải Phòng hiện có những địa phương chơi pháo đất như xã Tân Liên, An Hòa, Thắng Thủy, Vĩnh Long ở huyện Vĩnh Bảo, rồi xã Kiến Thiết, Tiên Minh, Cấp Tiến, Đoàn Lập của huyên Tiên Lãng. Ngoài ra ở một số địa phương của huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (Hải Dương), Hưng Hà (Thái Bình)… lưu giữ trò chơi dân gian này. Các làng xã tổ chức chơi pháo đất vào đầu xuân hoặc cuối thu, khi tiết trời chuyển sang heo may, thể thức chơi có nét khác nhau.
Chơi pháo đất được ví như môn quyền đặc biệt - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhChơi pháo đất được ví như môn quyền đặc biệt - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Làng An Thạch, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, vùng quê nằm ven sông Thái Bình nổi tiếng với đặc sản thuốc lào tiến vua, đã phục dựng lại hội pháo đất từ năm 2011. Theo ông Phạm Quang Chuẩn, 58 tuổi, phó làng văn hóa An Thạch, việc phục dựng trò chơi pháo đất nhằm tạo sân chơi lành mạnh gắn kết dân làng, đặc biệt là thanh thiếu niên, giúp mọi người tránh xa các tệ nạn xã hội. Không chỉ tổ chức tranh tài giữa các dòng họ trong làng vào độ mùng 2 Tết nguyên đán, những pháo thủ của địa phương này còn được mời đi giao lưu trong và lễ hội đình Cựu Đôi, một trong ngũ linh từ của huyện Tiên Lãng.
Theo luật chơi của xã Kiến Thiết, pháo nổ thành công thì vành pháo phải đứt thành một dải liền riêng biệt nhưng phải nằm trên mông pháo, gọi là “hiến” - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhTheo luật chơi của xã Kiến Thiết, pháo nổ thành công thì vành pháo phải đứt thành một dải liền riêng biệt nhưng phải nằm trên mông pháo, gọi là “hiến” - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Hòa trong không gian hội pháo đất, mọi người có thể cảm nhận rõ mùi ngái của đất ruộng quen thuộc, nghe tiếng đập tay tạo pháo bồm bộp và tiếng nổ đôm đốp khá vui tai. Trên khoảng sân nhỏ, những người đàn ông hì hục nặn khối đất thành pháo, còn mọi người xúm quanh quan sát và cổ vũ.
Tiếng vỗ tay bồm bộp trong lúc nặn pháo là cách luyện cơ tay khỏe, săn chắc - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhTiếng vỗ tay bồm bộp trong lúc nặn pháo là cách luyện cơ tay khỏe, săn chắc - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Một quả pháo đất nặng khoảng 15 – 20kg, có nơi người ta nặn pháo đất nặng 35kg. Ông Chuẩn cho biết, nếu chỉ nghe qua thì công đoạn nặn pháo có vẻ đơn giản nhưng thực sự đó là một kỹ thuật khó, đòi hỏi sự công phu, dẻo dai của người nặn. Phải rất kỳ công đi tìm đất sét, đem về cắt thành những miếng nhỏ để loại bỏ tạp chất trong đó. Đất được pha nước để nhào nặn, không khô, không nhão.
Ở xã Tân Liên, nhiều pháo thủ bê quả pháo đất lên để cho một người nổ - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhỞ xã Tân Liên, nhiều pháo thủ bê quả pháo đất lên để cho một người nổ - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Pháo đất được coi như một môn quyền đặc biệt của những pháo thủ khi phải luyện cơ tay thật khỏe để nhào nặn pháo, rồi đứng tấn khi bê pháo lên trước khi đập xuống đất. Mỗi màn nổ pháo thành công, được tính điểm thì vành pháo phải đứt thành một dải liền riêng biệt nhưng phải nằm trên mông pháo, gọi là “hiến”. Song mỗi đội có nhiều người thi đấu cả chục lượt có khi không ghi được điểm nào.
Việc nhào nặn đất làm pháo khá thú vị, không hề dễ - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhViệc nhào nặn đất làm pháo khá thú vị, không hề dễ - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Khác với thể thức thi đấu ở xã Kiến Thiết, các pháo thủ ở xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo lại có cách tính điểm khác. Khi úp pháo, trai tráng địa phương này cố gắng nổ sao cho manh pháo bắn ra thành một dải, hai đầu manh cách càng xa càng tốt. Một người thủ trịch sẽ cầm thước đo khoảng cách 2 đầu manh pháo, sau 3 lần, đội nào nhiều mét nhất sẽ dành chiến thắng.
Một pháo thủ ở xã Tân Liên nổ quả pháo nặng khoảng 35kg - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhMột pháo thủ ở xã Tân Liên nổ quả pháo nặng khoảng 35kg - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Năm nào cũng vậy, cứ độ qua rằm tháng 8, trời trở gió heo may, ruộng đồng chuẩn bị tháo ải, lúa uốn câu là người dân 8 thôn trong xã Tân Liên lại tổ chức hội pháo đất, mỗi tuần một làng tổ chức. Theo các cụ cao niên, pháo đất là một trò chơi dân gian có lịch sử lâu đời, thể hiện tinh thần thượng võ của một dân tộc với hàng ngàn năm lịch sử. Trò chơi này có từ thời Hai Bà Trưng, do số lượng quân sĩ ít nên nữ tướng Lê Chân đã dùng pháo đất để đánh nghi binh, lấy ít địch nhiều.
Sau khi chơi xong, đất lại được gom lại thành khối, tưới nước, bọc nilon để dành tới lễ hội pháo đất của làng khác. - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhSau khi chơi xong, đất lại được gom lại thành khối, tưới nước, bọc nilon để dành tới lễ hội pháo đất của làng khác - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Theo tích xưa, vào năm 1288, trong lúc quân ta đánh chiến ác liệt với giặc Nguyên Mông ở sông Bạch Đằng thì con voi của Trần Hưng Đạo bất ngờ sa vào vũng lầy sông Hóa, thuộc làng A Sào, nay là xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Nhân dân thấy vậy liền hô hoán nhau vác cuốc, xẻng ra đắp đất thành đường cho voi lên bờ. Trò chơi pháo đất còn gắn liền với việc quai đê chống lũ lụt ngày xưa. Trong ký ức bao người, tuổi thơ gắn liền với đám bạn trong làng nhào nặn đất rồi đua nhau nổ pháo trong tiếng hò reo phấn khích giữa trưa hè. Về xem hội pháo đất để nghe tiếng nổ đì đùng sẽ thổn thức về một thời đã đi qua.
Trò chơi pháo đất thể hiện tinh thần đoàn kết của cư dân trồng lúa nước ven sông Thái Bình. - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhTrò chơi pháo đất thể hiện tinh thần đoàn kết của cư dân trồng lúa nước ven sông Thái Bình. - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Trò chơi độc đáo này gợi nhớ nhiều kỷ niệm tuổi thơ đã đi qua - Ảnh: Vũ Ngọc KhánhTrò chơi độc đáo này gợi nhớ nhiều kỷ niệm tuổi thơ đã đi qua - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh

Vũ Ngọc Khánh

>> Hằng năm, Việt Nam ước tính có trên 8.000 lễ hội
>> Đi xem lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh
>> Dạo chơi lễ hội hoa xuân lớn nhất miền Bắc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.