Sau khi Thanh Niên Online ngày 1.12.2015 đăng bài viết “Bỏ hàng tỉ đồng sang Mỹ học phi công rồi… thất nghiệp” Công ty Hàng không VietJet có văn bản phản hồi báo Thanh Niên về vụ việc. Để rộng đường dư luận Báo Thanh Niên đăng lại toàn văn phản hồi của Vietjet như sau
Vietjet khẳng định việc tổ chức giới thiệu nghề nghiệp phi công và các cơ sở đào tạo tại Mỹ là hoạt động hướng tới nhu cầu của giới trẻ mong muốn trở thành phi công, xuất phát từ chủ trương góp phần cùng ngành hàng không đào tạo đội ngũ phi công, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng không Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, tạo điều kiện hướng nghiệp cho giới trẻ. Qua giới thiệu của VietJet, các trường ưu tiên giảm mức học phí mà học viên chi trả ít nhất 30% - 50% so với tự xin học.
Thực tế hiện nay VietJet thường xuyên nhận được rất nhiều nguyện vọng mong muốn hãng đào tạo trở thành phi công thương mại sau khi đã có bằng phi công cơ bản, trong đó có rất đông người nước ngoài. Các ứng viên này sau khi được tiếp nhận còn phải qua đào tạo chuyển loại, bay thực hành tích lũy đủ số giờ bay mới có thể trở thành phi công của hãng.
Vietjet đã giới thiệu một số cơ sở đào tạo trên thế giới trong đó có Công ty Dịch vụ Hàng không dân dụng AHART (AHART AVIATION SERVICES, INC.), để học viên lựa chọn. Tại thời điểm này AHART là cơ sở đào tạo phi công được Cục Hàng không Liên ban Mỹ (FAA) phê chuẩn cấp phép và là một trong 05 cơ sở tại Mỹ được Cục Hàng Không Việt nam phê chuẩn. Đa số học viên chọn cơ sở này do mức phí thấp nhất và vùng khí hậu ấm áp, sinh hoạt thuận tiện.
Tham gia chương trình có tổng số 21 học viên. Học viên đã ký trực tiếp hợp đồng đào tạo với AHART. Thời điểm này, ngoài nhóm học viên trên còn có rất nhiều Việt Nam và người nước ngoài đến từ các nguồn khác nhau cũng tham gia đào tạo tại trường với mức học phí cao gần gấp đôi.
Trong quá trình học tập của các học viên, Vietjet luôn quan tâm, theo dõi sát sao, đánh giá mức độ hoàn thành của từng học viên. Tháng 6.2014, AHART bị Cục Hàng không Liên bang Mỹ rút giấy phép. Đây là tình huống rủi ro ngoài mong muốn, ngoài khả năng kiểm soát của Vietjet song chúng tôi đã có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho học viên chuyển tới các cơ sở đào tạo khác và yên tâm tiếp tục học tập.
Chúng tôi đã bỏ rất nhiều công sức và chi phí cho các công việc này, cử nhiều đoàn công tác sang Mỹ hỗ trợ trực tiếp học viên, khẩn trương liên hệ một số cơ sở đào tạo tại Mỹ cũng được Cục Hàng không phê chuẩn là: Skymates (Dallas), Aviator (Florida), Air Venture, Sierra Academy (California) để giới thiệu cho các học viên chuyển trường học tiếp, được bảo lưu với kết quả đã học. Những học viên này còn nhận được chính sách ưu tiên vay tiền của Công ty đóng học phí, được giảm những phí đào tạo thực hành do VietJet cung cấp trong tương lai và hỗ trợ vay tiền, chỉ trả từ thu nhập sau khi chính thức đi làm.
Sau khi có thông tin từ phóng viên báo Thanh Niên, chúng tôi đã liên lạc ngay với tất cả các học viên để nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng và đã nhận được phản hồi tích cực từ 17 học viên. Các học viên đều cảm ơn hãng và tiếp tục cam kết, mong muốn được theo đến cùng chương trình đào tạo để trở thành phi công. Chúng tôi gửi kèm đây một số phản hồi, trong đó những học viên có ý kiến rất rõ ràng là không tán thành ai đó giấu tên lại xưng là đại diện cho nhóm học viên đưa thông tin sai lệch.
Rất tiếc, một vài học viên không rõ danh tính, lại đưa thông tin không đúng tới quý báo, ảnh hưởng tới các học viên khác và khiến dư luận không có thông tin chính xác về chương trình đào tạo phi công. Thậm chí có bạn phát biểu trên báo đã nhận tiền vay của Công ty, nay chúng tôi không rõ học hành kết quả ra sao có học tiếp hay không, kết quả như thế nào, không báo về cho Công ty.
Chúng tôi muốn qua quý báo thông tin tới các em đã cung cấp thông tin sai lệch hãy mạnh dạn liên hệ với Công ty để trình bày tình trạng của mình. Do tính chất chương trình hỗ trợ hướng nghiệp cho lớp thanh niên trẻ Việt Nam, Công ty sẵn sàng lắng nghe, giải quyết các khúc mắc và tâm tư, nguyện vọng, hỗ trợ các em trên bước đường học tập và phấn đấu tiếp theo để trở thành phi công.
Phản hồi của một số học viên
Ngoài công văn phản hồi nói trên, Vietjet cũng gửi thêm một số ý kiến của học viên tham gia chương trình này, Thanh Niên xin trích đăng lại:
Học viên Nguyễn Phi Hoàng: Trước khi đi học phi công, dựa trên học phí từ phía Ahart đưa ra, bản thân em và gia đình đã xác định trước các chi phí phát sinh sau khi hoàn thành khóa học. Tuy nhiên do một loạt biến cố không mong muốn đã xảy ra với gia đình trong năm vừa qua, đến giờ cá nhân em đã không còn đủ tài chính để tiếp tục theo học type rating và đóng các chi phí huấn luyện line training cho công ty. Với cá nhân em xin được đề nghị quý công ty hỗ trợ nhiều nhất có thể cho chí phí chuyển loại và line trainning. Công ty có thể cấn trừ toàn bộ vào lương của em sau này và ràng buộc hợp đồng nhiều hơn nữa.
Học viên Huỳnh Phú Tài: Khoản này (42.500 USD) em và gia đình thấy hợp lý, vì theo em biết với mức chi phí ấy công ty đã cố gắng ưu đãi các thành viên đi Ahart hết mức có thể. à gia đình em yêu tâm tiếp tục học tập và tính toàn kế hoạch tài chính. Chỉ mong đây là chi phí cuối cùng cho tới khi em học xong và bắt đầu tác nghiệp.
Học viên Trần Hoàng Trung: Cháu và gia định trận trọng và cám ơn sự hỗ trợ của công ty trong thời gian vừa qua bao gồm:
Học viên Lê Vũ Hoàng: Em và gia đình rất mong nhận được sự hỗ trợ từ công ty CP Hàng không Vietjet đối với học viên và xác nhận nguyện vọng làm việc tại Vietjet sau khi hoàn thành khóa học phi công cơ bản.
|
Bình luận (0)