Vai trò của văn hóa trong việc định vị thương hiệu quốc gia

29/08/2007 08:45 GMT+7

Trong chuyến công tác vừa qua ở Singapore, tôi may mắn được coi chương trình Duyên dáng Việt Nam lần thứ 18 (DDVN 18) do Báo Thanh Niên tổ chức ở Nhà hát Esplande. Ngồi trong Nhà hát Esplanade mà trong tôi ngập tràn một cảm xúc tự hào đến khó tả về DDVN 18, một sứ giả của nền văn hóa Việt Nam. DDVN 18 đã thể hiện được sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa, tiếp thu cái hay của thế giới nhưng vẫn duy trì được bản sắc của riêng mình.

Đọc qua bài viết Định vị thương hiệu quốc gia, liên tưởng đến DDVN18 vừa qua, tôi xin phép có ý kiến như sau:

DDVN 18 đã làm được điều mà nhiều người Việt Nam mong muốn: quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, vì :

- Văn hóa là yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia, vì nó tạo ra được nét khác biệt của một quốc gia so với các quốc gia khác. Việc quảng bá văn hóa Việt Nam giúp hóa gỉải hình ảnh một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu và chiến tranh; thay vào đó là hình ảnh một đất nước hiền hòa, thận thiện, có bề dày văn hóa và đầy tính nhân văn.

- Việc đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi quốc gia.

- Những hoạt động văn hóa Việt Nam ở nước ngoài là điều rất cần thiết vì đầu tư vào lĩnh vực văn hóa sẽ mang lại những lợi ích to lớn và có thực, tuy có hơi chậm.

- Văn hóa là một loại quyền lực mềm mà các nước nghèo có thể sử dụng để tác động đến những nước giàu hơn trên thế giới.

Qua sự kiện DDVN 18 vừa được tổ chức ở Singapore, chúng ta thấy rõ rằng trong một “thế giới phẳng” với quá trình toàn cầu hóa diễn ra sâu sắc và quyết liệt, Việt Nam rất cần có một chiến lược quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Bình (TP Buôn Ma Thuột)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.