Các mạng MobiFone, VinaPhone, Viettel đều đành trồng cột bên ngoài địa giới Phú Mỹ Hưng và chĩa anten phát vào trong.
Khi tôi ở nhà, máy di động luôn mất sóng, phải đặt sát cửa sổ may ra mới có 1-2 vạch. Cuối tuần ở nhà, cứ 1-2 tiếng điện thoại lại phải tự reboot lại do sóng yếu cứ kết nối đi kết nối lại và hiển nhiên pin thì hết nhanh khủng khiếp. Tuy vậy, đâm ra cũng có cái hay, cứ về nhà điện thoại di động tự tắt, ít bị làm phiền.
FPT Telecom trong 3 năm nay đã gửi ít nhất 5 đề nghị cung cấp dịch vụ trong Phú Mỹ Hưng nhưng đều bị ngâm và "sự im lặng đáng sợ". Bản thân tôi dùng ADSL của SPT, chất lượng thì cực kém. Khi lắp, SPT bắt đặt cọc 3 triệu đồng, về sau khi SPT bỏ chính sách đặt cọc, họ không trả lại tiền mà bắt trừ dần vào cước ADSL hằng tháng (không được trừ sang cước điện thoại). Phải trừ đến mấy năm mới hết tiền cọc.
Bên cạnh đó, việc tính cước ADSL cũng đều bị tính khống lên. Trên hệ thống xem cước của SPT, chắc người dùng phải chạy tốc độ hàng chục Mbps thì mới tạo ra được bằng đấy dung lượng. Tôi và mấy người hàng xóm bị hiện tượng trên phải khiếu nại rất lâu thì mới được SPT tạm khoanh phần tranh chấp.
Từ đầu năm, một nhân viên của tôi mua nhà chung cư tầng 11 ở Phú Mỹ Hưng, có độ cao để cái Wireless Bridge nối thẳng đến FPT Telecom rồi phát lại internet xuống nóc nhà cho tôi, mới thấy có mùi vị internet băng rộng.
Trương Đình Anh (Tổng giám đốc FPT Telecom)
Thực tế ở nhiều nước, trong các nhà cao tầng, người ta cũng dùng chung một dịch vụ thống nhất. Trong mỗi tòa nhà, người ta dùng chung điều hòa nhiệt độ trung tâm, hệ thống gas, đến ở chỉ cần cắm TV, điện thoại vào giắc cắm là xong. Có ai thắc mắc gì đâu nếu chất lượng không có gì gây suy nghĩ. Như vậy, vấn đề Phú Mỹ Hưng có lẽ không phải ở chỗ cư dân không có quyền lựa chọn, mà là ở chỗ chất lượng dịch vụ của các đơn vị cung cấp được chọn quá kém! Nếu Phú Mỹ Hưng cho đấu thầu nghiêm túc, quyền lợi của cư dân chắc chắn được đảm bảo hơn.
Hạnh Duyên (hanhduyen...@hotmail.com)
Bình luận (0)