• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Phong cách

Yên nghỉ nhưng đừng mang giày Gucci

24/05/2016 03:12 GMT+7

Trên đường phố Java ở Hong Kong, một đôi giày mọi bằng da màu nâu của Gucci, được quấn trong lớp giấy bóng kính rất dễ thương, treo ở mặt tiền cửa hàng –việc mua bán dành cho một đời người chưa đến 3 USD.

 

Giày là bản sao bằng giấy, được dùng để đốt như là đồ cúng cho những người họ hàng đã chết – một khuynh hướng hiện đại đối với phong tục xưa của Trung quốc. Tại những cửa hàng chuyên biệt ở khắp thành phố, gia quyến của người quá cố có thể chọn hàng loạt hàng hóa ấn tượng để gửi cho những người thân đã khuất, bao gồm những chiếc xe hơi thể thao Ý, điện thoại thông minh, hộp 6 lon bia, thuốc lá, áo đầm cổ sơ mi và áo khoác thể thao. Một cửa hàng, kế bên chùa Vạn Phật của Hong Kong, thậm chí bán những bản sao bằng giấy các bữa ăn giá trị của McDonald’s với khoai tây chiên, soda và 1 hộp thức ăn có tên gọi “Chicken MuNeggtc”. Nhưng những chiếc giỏ xách và giày Gucci mà bà ngoại có thể đã ao ước khi bà còn sống giờ đây dường như  nằm ngoài tầm với cao tít tầng mây của bà. Một người chủ cửa hàng nhanh chóng giật lấy giày mọi từ tay vị khách hàng tò mò, giải thích rằng giày không còn được bán nữa. 

 

06HONGKONG-web3-facebookJumb

 

Không chỉ là cả đời này

Dường như sự quyết tâm bảo vệ thương hiệu của Gucci đã lan ra đến kiếp sau. Hồi cuối tháng 4, công ty mẹ của Gucci, Tập đoàn Kering đóng đô tại Paris, đã gửi thư đến 6 cửa hàng địa phương bán đồ cúng bằng giấy, yêu cầu họ ngưng bán những món đồ sao chép sản phẩm Gucci vì họ đang sử dụng nhãn hiệu thương mại nổi tiếng tô điểm cho giày, ví, nón, trang sức và túi xách phụ nữ. 

“Điều mà chúng tôi đang cố gắng làm là báo cho họ biết Gucci là một nhãn hiệu thương mại và chúng tôi đang ra sức bảo vệ nó”, Charlotte Judet, người đại diện phát ngôn cho Tập đoàn Kering làm việc tại Hong Kong, nói. “Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng bối cảnh tang lễ”. 

 

 89500286 img 3320

 

Những món đồ cúng bằng giấy trang trí đẹp mắt dành cho người đã khuất được bày bán trên toàn thế giới, được người sống khắp nơi ở châu Á mua, từ Campuchia cho đến Trung Quốc đại lục. Tại Trung Quốc, gia quyến của người quá cố, chỉ cần vài cú nhấp chuột hoặc gọi điện thoại, có thể mua mọi thứ sao chép, từ cây bonsai cho đến tivi màn hình phẳng và được giao đến tận nhà. Khi thu nhập tăng vọt và sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thiết lập ở khắp nơi, những bản sao bằng giấy, một thời rất hạn chế đối với tiền giả, ngày càng được trang trí sắc sảo. Một cửa hàng bày bán máy lạnh bằng giấy, có lẽ dành cho những người họ hàng sống ở nơi nóng bức ở kiếp sau.  

 

25861593 1

 

Phong tục đã chuyển hướng sang đại dương. Năm 2011 ở New York, một người chủ cửa hàng khu phố Tàu bị bắt giữ vì bán hàng sao chép bằng giấy những chiếc túi xách, giày mọi của nhà thiết kế, và bị buộc tội vi phạm bản quyền. Nhưng Gucci lại chọn ngăn chặn ở Hong Kong, chứ không phải ở Bắc Kinh, New York hoặc Bangkok. Những lực lượng có liên quan khẳng định vị trí cơ bản của Hong Kong trên thế giới. Đây là thành phố kết hợp văn hóa tiêu dùng không kiểm soát, có mối liên hệ chặt chẽ với những truyền thống lâu đời của Trung Quốc, và một hệ thống luật pháp mạnh mẽ, được thừa hưởng từ Anh quốc, tôn trọng và thi hành quyền sở hữu trí tuệ. Hong Kong, thực chất, là sự pha trộn của văn hóa Các thương hiệu hàng xa xỉ cho biết những bản sao bằng giấy vi phạm nhãn hiệu thương mại của họ. phương Đông, chủ nghĩa tư bản toàn cầu và luật pháp phương Tây.

 

gettyimages-525941298-cropped


“Người dân Hong Kong tuân thủ pháp luật”, Alice Lee, phó giáo sư luật Trường đại học Hong Kong người nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ, trình bày. “Chúng tôi được lợi là thừa hưởng luật pháp Anh trong một thời gian dài như thế”. Nhưng bà Lee nói Gucci có thể gặp khó khăn khi chứng minh các nhà sản xuất đồ cúng bằng giấy vi phạm nhãn hiệu thương mại. Để thắng kiện vi phạm nhãn hiệu thương mại, bà cho biết, công ty phải giải thích rằng người ta nhầm lẫn những
bản sao bằng giấy với sản phẩm Gucci thật, điều không chắc xảy ra.

Đồng nghiệp của bà Haochen Sun, giáo sư nghiên cứu bảo vệ tên thương mại của các thương hiệu xa xỉ, kể Gucci có thể kiện theo luật pháp Hong Kong nếu nó cho rằng đồ cúng bằng giấy, được bán ở các cửa hàng chỉ làm trở ngại cho các cửa hàng bán lẻ của công ty, làm lu mờ “dấu ấn” của thương hiệu Gucci hoặc gây tổn hại cho nó.

 

image

 

Luật thương mại cần lan xuống đường phố

Thay vì cười, thư của Gucci, không đe dọa về mặt pháp lý và không đòi bồit hường, yêu cầu tuân theo một số cửa hàng bán đồ cúng bằng giấy. Dọc đường Java,đồ cúng mang thương hiệu Gucci dành cho người chết đã biến mất khỏi kệ, khi những người chủ cửa hàng e ngại rằng công việc kinh doanh nhỏ của họ có thể bị phá sản nếu bị kiện.

 

qing-ming-festival

 

Ngồi trên ghế đẩu ở cuối cửa hàng, phía trước là nhang và những gói thuốc lán hái các thương hiệu như “Danhill”, “LuckyStrlke”, “Marlbero” và “Sailem”, một người chủ, người yêu cầu cứ gọi bằng tên của bà, Chan, kể bà và những người khác không có nhiều chọn lựa vì công việc kinh doanh quá nhỏ.

 

paper-gucci-bag

 

Đối với Gucci, thật là dễ dàng thắng kiện, mặc dù lá thư của nó tạo nên sự nhạo báng trong giới truyền thông địa phương. “Sự cảnh báo tượng trưng của một công ty hàng xa xỉ toàn cầu,trị giá nhiều tỉ đôla Mỹ có lẽ dành cho một số nhà bán lẻ nghèo túng nhất trong thành phố khi bán những món hàng sao chép bằng giấy như là sự bắt nạt nhỏ nhen”, Jing Zhang, biên tập viên thời trang tờ South China Morning Post, viết. Bà Lee, giáo sư luật, có cách hiểu khác. “Mục đích rất rõ ràng”, bà nói. “Họ muốn cho cả thế giới thấy họ coi trọng quyền bảo vệ trí tuệ của họ”. Những người chủ cửa hàng than thở những thứ mà họ thấy là hoàn toàn vô lý. Thị trường mục tiêu của họ-người chết – dường như không liên quan đến người giàu, hoặc mong muốn trở thành người lắm tiền nhiều của, những vị khách hàng Gucci đang sống và hít thở những người lui tới các cửa hàng Gucci của công ty ở Hong Kong, một trong những thị trường trọng điểm của công ty. “Khách hàng của chúng tôi khác”,một chủ cửa hàng bên ngoài  chùa Vạn Phật, người chỉ cho biết tên mình là Lan, nói. “Họ đốt những thứ này để gửi cho người đã khuất”.

Bà Chan cũng như ông Lan không nhận được lá thư nào của Gucci. Bà Chan đọc thư của Gucci trên báo địa phương và nhanh chóng tháo bỏ những món đồ Gucci sao chép bằng giấy khỏi cửa hàng 

 

  

Top
Top