(TNO) Đó là những hình ảnh thường thấy ở phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn khu vực trung du - miền núi phía Bắc. Họ kết hôn sớm từ 15-19 tuổi.
![]() |
Do việc tiếp xúc với những trào lưu bên ngoài thôn bản hạn chế, và nhất là những rào cản về phong tục, tập quán, điều kiện mở mang dân trí, nâng cao đời sống vật chất... nên người phụ nữ vùng cao khi đã lấy chồng, chỉ quay cuồng quanh việc chăm sóc chồng con - gia đình, ruộng nương.
Chính vì vậy khái niệm “Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3” ở vùng cao miền núi là điều... xa vời, thậm chí xa xỉ. Khái niệm ngày 8.3 trên miền núi, chỉ tồn tại ở các trường, điểm trường có giáo viên nữ giảng dạy và UBND xã, trạm y tế có cán bộ nữ.
Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn việc kết hôn sớm, kêu gọi tham gia các hoạt động của Hội Phụ nữ để cùng nhau học tập - tuyên truyền - phổ biến chế độ chính sách, quyền lợi của phụ nữ... nhưng trên thực tế, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn không thoát khỏi guồng quay từ bao đời nay “học ít - lấy chồng sớm - sinh con” và hình ảnh những bà mẹ rất trẻ đã bồng bế con thơ lếch thếch trong cảnh thiếu thốn, vất vả là những hình ảnh rất dễ gặp, trên những cung đường miền núi, nhất là 6 tỉnh phía bắc.
Những hình ảnh phụ nữ miền núi không biết đến ngày 8.3 do PV Thanh Niên Online thực hiện tại các tỉnh biên ải phía bắc:
![]() |
![]() nhìn già như 40 tuổi và có tới 3 đứa con |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bình luận (0)