(TNO) Đó là những hình ảnh thường thấy ở phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn khu vực trung du - miền núi phía Bắc. Họ kết hôn sớm từ 15-19 tuổi.
Bà mẹ trẻ người Mông này địu con đi bộ gần 10 km từ bản Mù Sang (Phong Thổ, Lai Châu) ra chợ Dào San để cho con ngắm chợ, đủ tiền mua 1 xiên thịt nướng đút cho con ăn rồi lại lếch thếch cuốc bộ về bản
|
Do việc tiếp xúc với những trào lưu bên ngoài thôn bản hạn chế, và nhất là những rào cản về phong tục, tập quán, điều kiện mở mang dân trí, nâng cao đời sống vật chất... nên người phụ nữ vùng cao khi đã lấy chồng, chỉ quay cuồng quanh việc chăm sóc chồng con - gia đình, ruộng nương.
Chính vì vậy khái niệm “Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3” ở vùng cao miền núi là điều... xa vời, thậm chí xa xỉ. Khái niệm ngày 8.3 trên miền núi, chỉ tồn tại ở các trường, điểm trường có giáo viên nữ giảng dạy và UBND xã, trạm y tế có cán bộ nữ.
Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn việc kết hôn sớm, kêu gọi tham gia các hoạt động của Hội Phụ nữ để cùng nhau học tập - tuyên truyền - phổ biến chế độ chính sách, quyền lợi của phụ nữ... nhưng trên thực tế, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn không thoát khỏi guồng quay từ bao đời nay “học ít - lấy chồng sớm - sinh con” và hình ảnh những bà mẹ rất trẻ đã bồng bế con thơ lếch thếch trong cảnh thiếu thốn, vất vả là những hình ảnh rất dễ gặp, trên những cung đường miền núi, nhất là 6 tỉnh phía bắc.
Những hình ảnh phụ nữ miền núi không biết đến ngày 8.3 do PV Thanh Niên Online thực hiện tại các tỉnh biên ải phía bắc:
|
Mới 20 tuổi nhưng cô gái này (ở Dào San, Phong Thổ, Lai Châu)
nhìn già như 40 tuổi và có tới 3 đứa con |
Ở Tung Qua Lìn (Phong Thổ, Lai Châu) mẹ mới 18 tuổi và con 2 tuổi
|
Hai vợ chồng người Mông ở Tung Qua Lìn (Phong Thổ, Lai Châu) cùng 38 tuổi nhưng đã sinh liên tiếp 5 cô con gái và vẫn tiếp tục sinh, cho đến khi có... con trai
|
|
Hai bà mẹ trẻ ở Tùng Vài (Quản Bạ, Hà Giang)
|
Cô gái 19 tuổi ở Bát Đại Sơn (Quản Bạ, Hà Giang) nhưng đã có 2 con
|
Mẹ con bế nhau giữa trời mưa lạnh trên đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang)
|
Ba mẹ con ngồi ven đường Xín Cái (Mèo Vạc) ngắm người qua đường
|
Hai bà mẹ người Mông ở Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai) tập trung quanh bếp lửa để tránh rét
|
Sinh nhiều, nhà nghèo nên bữa ăn của gia đình rất đơn giản. Trong hình là món canh rau cải thường lệ và “tăng gia” thêm do gia đình người Mông ở Vàng Ma Chải (Phong Thổ, Lai Châu) này mới bẫy được con chuột rừng, băm nhỏ và rang mặn với muối - nghệ để ăn trong nhiều ngày
|
Bà mẹ này chỉ 16 tuổi, cho con bú trước nhà thờ đá Sa Pa, Lào Cai
|
Ánh mắt buồn của mẹ con người Dao đỏ, ở Pa Vầy Sử (Mường Tè, Lai Châu) trong buổi chiều đợi người chồng - cha đi mua gạo về nấu cơm chiều
|
Mẹ và con ngơ ngác giữa chợ Quản Bạ (Hà Giang)
|
Quá trẻ để làm mẹ (chụp ở Lũng Táo, Đồng Văn, Hà Giang)
|
Bình luận (0)