(iHay) Những ngày cận Tết Âm lịch Ất Mùi, nhiệt độ ở miền Bắc liên tục xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
|
Đặc biệt, ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khí lạnh tăng cường kèm theo gió mùa Đông Bắc, mưa phùn và sương mù tỏa ra từ núi đá khiến cuộc sống của người dân vùng cao rất khó khăn. Không chỉ hoa màu thiệt hại, gia súc gia cầm chết vì lạnh hoặc nhiễm dịch bệnh, việc trồng cấy sản xuất bị đình trệ... mà người dân còn không thể tham gia các hoạt động ngoài trời vì quá lạnh giá, ẩm ướt.
Đối với con trẻ, do sức đế kháng yếu trong điều kiện khắc nghiệt nên tỷ lệ học sinh nghỉ học ở nhà tránh rét tăng lên đột biến. Số học sinh đến lớp cũng không tập trung vào học tập do đồ mặc không đủ ấm và trường lớp không che nổi gió lạnh.
Cách chống rét hiệu quả nhất những ngày này cho con trẻ là đốt lửa, sinh hoạt xung quanh bếp. Nếu ra ngoài trời, phải tìm chỗ chơi ở các vách tường, bờ đất cao kín gió. Việc chống rét bằng áo ấm, tất chân, khăn quàng, mũ len rất hiếm hoi bởi bố mẹ không có tiền mua.
Tại các xã vùng cao của huyện miền núi Phong Thổ (Lai Châu), đến đâu cũng gặp cảnh con trẻ co ro trong rét mướt và tìm mọi cách chống lạnh. Cô giáo Phạm Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tung Qua Lìn (Phong Thổ, Lai Châu) cho biết mỗi năm cứ đến mùa rét là cán bộ giáo viên nhà trường lại tìm mọi cách vận động học sinh đến trường. Cách hiệu quả nhất là xin tài trợ tặng đồ ấm (chăn đệm, quần áo, ủng tất, khăn mũ) cho các em và sửa chữa lại nơi ở học sinh cho kín gió, đỡ bị mưa dột ướt...
Những hình ảnh trẻ em một số tỉnh Tây Bắc co ro, chống chọi với giá rét do phóng viên iHay.vn vừa thực hiện trong chuyến công tác dài ngày.
|
Mai Thanh Hải
(thực hiện)
>> Lên Tây Bắc ăn đặc sản pa pỉnh tộp của người Thái
>> Sa Pa, 'nữ hoàng' của núi rừng Tây Bắc
>> Rực rỡ xôi ngũ sắc Tây Bắc
>> Thịt trâu khô Tây Bắc ngon 'quên mời
Bình luận (0)