Sở Y tế Hà Nội lên tiếng việc trao nhầm con 42 năm trước

09/03/2016 13:51 GMT+7

Trưa 9.3, trao đổi với Thanh Niên , ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho hay đã được báo cáo về trường hợp bà Nguyễn Thị Mai Hạnh bị trao nhầm con 42 năm trước tại nhà hộ sinh quận Ba Đình.

Trưa 9.3, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho hay đã được báo cáo về trường hợp bà Nguyễn Thị Mai Hạnh bị trao nhầm con 42 năm trước tại nhà hộ sinh quận Ba Đình.

Nhà hộ sinh quận Ba Đình đến nay đã được chuyển tới 12 Lê Trực, nhà hộ sinh nơi chị Trang sinh năm xưa (ngõ Hàng Bún, phố Phan Huy Ích) bây giờ đang là một trường mầm non - Ảnh: Lê NamNhà hộ sinh quận Ba Đình đến nay đã được chuyển tới 12 Lê Trực, nhà hộ sinh nơi chị Trang sinh năm xưa (ngõ Hàng Bún, phố Phan Huy Ích) bây giờ đang là một trường mầm non - Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Việt Cường cho biết, Trung tâm y tế quận Ba Đình đã tiếp nhận đơn thư của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh về việc bà bị trao nhầm con năm 1974 và mong muốn tìm được người con đẻ thất lạc. Tuy nhiên, sau thời gian tìm kiếm, Trung tâm chưa thể tìm lại được thông tin về những em bé sinh ngày 10.10.1974 tại nhà hộ sinh quận, do sổ sách, giấy tờ thất lạc.
“Trung tâm đã có biên bản báo cáo Sở Y tế Hà Nội và trả lời cho gia đình bà Mai Hạnh được biết”, ông Nguyễn Việt Cường nói.
Ông Phạm Hữu Tiệp, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình cho hay, thời gian qua, ngay sau khi tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trung tâm đã cho rà soát lại tất cả các sổ sách cũ, các kho lưu dữ liệu, tuy nhiên, vì thời gian đã quá lâu, không còn thông tin gì về ca trực sinh ngày 10.10.1974.
Thanh-tra-So-Y-te-Ha-Noi-noi-gi-ve-truong-hop-me-nham-con-42-namChị Tạ Thị Thu Trang, người mang số 32 nhưng đã được trao cho bà mẹ mang số 33. Từ khi biết tin mình không phải con đẻ của bố mẹ, chị khóc rất nhiều. Chị luôn trăn trở: "Vậy tôi là ai trên cuộc đời này, bố mẹ tôi là ai, còn sống hay đã mất?" - Ảnh: Lê Nam
“Từ năm 1974 đến nay đã 42 năm. Nhà hộ sinh quận Ba Đình sau nhiều lần đổi địa điểm, nay đã chuyển về số 12 Lê Trực. Thời gian đó đất nước chiến tranh, còn nhiều khó khăn, sổ sách thất lạc, những người đã làm ở ca trực thời gian đó cũng đã chuyển công tác, có người đã tuổi cao và qua đời, chúng tôi chưa thể tìm được manh mối nào”, ông Phạm Hữu Tiệp cho biết.
Theo ông Phạm Hữu Tiệp, Trung tâm y tế quận Ba Đình vẫn tiếp tục tìm kiếm, nhờ những người đã làm và đang làm trong ngành y cùng giúp đỡ, có những thông tin liên quan đến trường hợp này sẽ ngay lập tức thông tin cho gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh được biết.
“Chúng tôi rất thấu hiểu nỗi lòng của bà mẹ. Bà đã rất vất vả và khổ tâm trong hơn 40 năm qua. Chúng tôi mong sẽ sớm có được những thông tin quý giá để gia đình bà sớm tìm được người con ruột, chị Tạ Thị Thu Trang cũng sớm tìm cha mẹ đẻ”, ông Phạm Hữu Tiệp nói.
Thanh-tra-So-Y-te-Ha-Noi-noi-gi-ve-truong-hop-me-nham-con-42-namBà Nguyễn Thị Mai Hạnh nói chuyện từ nước Anh với Thanh Niên, bà mong mỏi trước lúc nhắm mắt sẽ tìm thấy được đứa con gái mình đã sinh ra 42 năm trước - Ảnh: Lê Nam
Như Thanh Niên đã thông tin, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, 64 tuổi, nhà ở 75 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội có một hoàn cảnh trớ trêu. Ngày 10.10.1974, bà sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình (khi đó tại ngõ Hàng Bún, phố Phan Huy Ích). Những đứa trẻ được đánh số, cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Bà kiên quyết nói rằng nữ y tá đã nhầm, đây không phải là con bà, y tá nói đó là số 33 nhưng bị mờ lúc tắm và nói bà bế con về, trong nhà hộ sinh không còn đứa trẻ nào khác.
3 ngày sau, vợ chồng bà Hạnh vẫn bế em bé (được đặt tên là Tạ Thị Thu Trang) đến nhà hộ sinh để tìm em bé số 33, nhưng vẫn không tìm được.
Bạn đọc có thông tin về người con ruột của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh và cha mẹ ruột của chị Tạ Thị Thu Trang có thể cung cấp thêm cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc gọi vào Đường dây nóng Báo Thanh Niên: 0906.645.777 để giúp cả hai tìm được người thân của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.