Giữ kỳ thi nhưng điều chỉnh điểm ưu tiên
Sáng nay, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong, Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. Hội nghị cũng đồng thời được thực hiện tại 63 đầu cầu của 63 địa phương.
Tại hội nghị, đại diện UBND tỉnh và các Sở GD-ĐT Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Kiên Giang… đồng loạt kiến nghị Bộ GD-ĐT giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia.
|
Trước đây, chúng ta rất cố gắng để thực hiện những kỳ thi “hai không” với mong muốn nghiêm túc nhưng cũng rất khó khăn. Còn kỳ thi mấy năm nay, nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, thì kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhanh chóng, kịp thời, không áp lực, không quá vất vả”.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, có những vấn đề kỹ thuật Bộ GD-ĐT cần rà soát để hoàn thiện, áp dụng cho kỳ thi năm sau. Chẳng hạn, đại biểu tỉnh Bình Định đặt vấn đề xem xét lại điểm ưu tiên vì cho rằng mức điểm ưu tiên tối đa hiện nay là 3,5 điểm với một thí sinh là quá cao, đặc biệt là khi mức này được áp dụng để xét tuyển vào các trường tốp trên, ảnh hưởng tới sự công bằng trong xét tuyển.
“Có thể ưu tiên các đối tượng chính sách, còn với các vùng miền thì cần phải xem lại”, đại biểu này đề xuất.
Lùi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình sách giáo khoa mới, Bộ GD-ĐT đã làm cẩn trọng, bài bản, và các khó khăn chủ yếu thuộc về các địa phương.
“Hai điều kiện cơ bản là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất với các địa phương như Nghệ An, mặc dù tỉnh cũng rất tạo điều kiện và quan tâm, nhưng hiện đang rất khó khăn, đặc biệt là ở các huyện miền núi. Vì thế chúng tôi mong Bộ giãn tiến độ, cụ thể là lùi thời gian thực hiện, thay vì bắt đầu từ năm học 2018 - 2019 mà dời sang năm học 2019 - 2020, để các địa phương chuẩn bị, đáp ứng được cơ bản hai điều kiện này. Có như vậy, chương trình phổ thông mới được thực hiện hiệu quả, chất lượng hơn”, bà Kim Chi đề xuất.
Đại diện tỉnh Kiên Giang thì băn khoăn đặt vấn đề: Lùi lại một năm liệu có đủ? Đại biểu này cho rằng, một năm không phải là dài, trong khi nhu cầu chuẩn bị cho các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình là quá lớn. “Giờ chúng ta lùi lại một năm, nói là để chuẩn bị các điều kiện. Nhưng liệu trong một năm chúng ta có giải quyết các vấn đề tồn đọng hay không?”, vị này đặt vấn đề.
tin liên quan
Chạy theo đổi mới giáo dục: Thầy trò bở hơi tai!Từ năm học tới, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) lại tiến hành chương trình đổi mới sách giáo khoa bậc giáo dục phổ thông.
“Nếu thực hiện đồng loạt các nội dung chương trình phổ thông mới theo tôi là khó khả thi trong điều kiện của các địa phương hiện nay”, đại biểu này bày tỏ.
Bình luận (0)