Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận: “Các trường ĐH là thành phần thiết yếu và không thể thiếu để cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, vai trò này chưa được phát huy nên vấn đề khởi nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc, nền tảng văn hóa cũng như kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp chưa được xây dựng một cách bài bản, có hệ thống”.
Theo thạc sĩ Sơn, hiện nay trong chương trình đào tạo của đa số các trường chưa có nội dung chính thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Nếu có thì chỉ một số trường đào tạo khối ngành kinh tế chủ động đưa vào nhưng còn thiếu đồng bộ. “Chính vì vậy, cần đưa nội dung của môn này vào chương trình đào tạo của các ngành, đặc biệt là nhóm ngành kỹ thuật công nghệ. Và để phát huy hiệu quả, các trường cần quan tâm đến việc vận dụng nó thông qua các môn học chuyên ngành, các môn đồ án hoặc khóa luận theo hướng các đề tài phải ứng dụng được, tức là xài được, được doanh nghiệp, khách hàng chấp nhận”, ông Sơn nêu quan điểm.
tin liên quan
Hai chàng trai được tuyển thẳng Khoa Y nhờ đề tài 'làm giấy từ tảo biển'Hai cựu học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM đã phát minh ra công nghệ làm giấy từ tảo biển. Đề tài này đã giúp đôi bạn được tuyển thẳng vào Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM.
Trong khi đó, Minh Thiên, sinh viên vừa tốt nghiệp Trường ĐH Tài chính -Marketing, chia sẻ: “Từ kinh nghiệm của em, em thấy việc định hướng là yếu tố quyết định then chốt ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Mỗi SV phải có định hướng rõ ràng mình muốn gì, cần làm gì, làm như thế nào và vào lúc nào. Đa số các bạn hiện nay không biết mình muốn gì, chỉ nghĩ ra trường kiếm việc làm, mỗi tháng nhận lương đủ sống hoặc dư dả là được”.
Một trong những yêu cầu để có thể đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, theo thạc sĩ Sơn, chính là tinh thần làm chủ của sinh viên, được thể hiện ở tâm thế có trách nhiệm với công việc, luôn luôn tìm tòi, khám phá, biết nghĩ, dám nghĩ và dám làm, giải quyết các vấn đề đặt ra, có kỹ năng làm việc nhóm, kết nối…
tin liên quan
Chàng trai 9X và con đường trở thành tỉ phú tự thân trẻ nhất thế giớiEvan Spiegel là một trong những người đồng sáng lập và là CEO của tập đoàn công nghệ Snapchat Inc. Đây được xem là một trong những start-up thành công nhất thế giới.
Không nơi nào khác mà chính trường ĐH, giảng viên phải có trách nhiệm trong việc tư vấn, mở ra nhiều môn học về khởi nghiệp, để người học hiểu một cách đúng đắn về khởi nghiệp nhằm tránh tình trạng chạy theo phong trào trong khi chưa hội đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và vốn để có thể khởi nghiệp thành công.
tin liên quan
Chàng trai 8X chia sẻ kinh nghiệm xin việc ở các công ty đa quốc gia'Khi bạn đam mê, hãy hiểu tường tận về nó và biết
cách dẫn dắt đam mê ấy của mình', Lê Quốc Việt chia sẻ.
Bình luận (0)