Theo báo cáo của Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, hiện nay trên cả nước có 482 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), với tổng số người học là 346.580, giảm hơn 60.300 học sinh so với năm học 2014 - 2015. Theo nhiều đại biểu, xu hướng giảm quy mô là một hệ quả tất yếu do giáo dục chuyên nghiệp phải chịu nhiều tác động xã hội, trong đó có việc thực hiện chính sách phân luồng còn quá yếu, đặc biệt là phân luồng sau khi học sinh tốt nghiệp THCS. Dù nhà nước có chính sách chia ra nhiều nhánh sau khi học sinh học hết lớp 9 nhưng hầu hết học sinh đều học tiếp lên THPT và đua chen vào ĐH, CĐ.
Ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho biết thực tế ở tỉnh cho thấy nhiều người tốt nghiệp ĐH, CĐ rồi lại quay sang học nghề.
tin liên quan
Làm gì để có việc làm sau khi ra trường?Trong khi một số sinh viên hoàn thành học kỳ cuối với nhiều lời đề nghị việc làm thì vẫn còn nhiều bạn chưa có kế hoạch gì cụ thể.
Trong khi đó, theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, con đường duy nhất để khiến giáo dục chuyên nghiệp không đi vào ngõ cụt là phải thống nhất lộ trình để chuyển hóa tất cả các trường theo hệ thống tương thích với thế giới. Trường có đủ điều kiện thì nâng cấp thành trường CĐ 2 năm, sắp xếp để làm sao các trường công nhận bằng cấp lẫn nhau. Bộ phải hướng dẫn các trường để các trường tương thích với ASEAN và thế giới. “Xu hướng của quốc tế và khu vực hiện không có trường TCCN”, ông Khánh nhấn mạnh.
tin liên quan
Tái cấu trúc hệ thống giáo dục nghề nghiệpChương trình đào tạo nghề ít cập nhật, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành và chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.
Phạm Đức Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Các trường CĐ Cộng đồng, cũng đồng tình với kiến nghị trên và đề nghị đổi hết trường TCCN sang trường CĐ 2 năm. Theo ông Khánh, có thay đổi như vậy thì mới tương xứng với quy mô và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bình luận (0)