Mục tiêu của những tiết học này là tạo cho học sinh sự chủ động, giúp học sinh kết nối giữa những kiến thức trong nhà trường và ứng dụng vào thực tế.
Học sinh (HS) lớp 12AD2 đã tự tìm hiểu kiến thức và xây dựng tiết liên môn địa - giáo dục công dân khá ấn tượng. Chỉ trong thời một tiết học, HS vừa diễn kịch vừa lồng ghép kiến thức để thuyết trình khiến không khí lớp học trở lên sinh động. Mở đầu tiết học là một tiết mục kịch nói về sự ô nhiễm nguồn nước đánh thức con người phải chung tay bảo vệ môi trường. thong qua hiện tượng cá chết ở nhiều tỉnh, thành.
tin liên quan
Không được huy động phụ huynh đóng góp nhân ngày 20.11Đó là yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM đối với tất cả các trường học ở tất cả các bậc học trong việc chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 sắp tới.
Đóng vai trưởng nhóm phóng viên hiện trường, HS Nguyễn Lê Ngọc Huyền dẫn dắt giờ học theo hướng mở. Đưa HS đi từ sự chứng kiến những hình ảnh thực tế diễn ra trong thời gian gần đây tới các thông tin về đời sống của người dân nơi trực tiếp xảy ra vụ việc bằng những cuộc phỏng vấn “người dân” (do HS đóng vai). Huyền cho biết: “Để thực hiện tiết học này chúng em đã phải lên kế hoạch và chuẩn bị trước 2 tuần. Chúng em phải theo dõi sát các chương trình thời sự để học cách dẫn từ những phóng viên hiện trường”.
tin liên quan
Đào tạo đại học chỉ còn 3 - 4 nămCác trường ĐH chuẩn bị thay đổi chương trình đào tạo như thế nào, khi Chính phủ có quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, rút ngắn thời gian đào tạo ĐH xuống còn 3 - 5?
Còn HS Huỳnh Mẫn Tiệp khá nhạy bén khi cố gắng phát âm và tạo phong thái như những phóng viên đang tác nghiệp thật sự khiến lớp học thêm sôi nổi. “Qua tiết học này chúng em muốn gửi thông điệp mỗi người cần có ý thức về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của chúng ta. Bản thân mỗi HS tự ý thức tham gia bảo vệ thiên nhiên và tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững”.
Bên cạnh đó, nhiều HS tỉ mỉ tạo cổng bằng hoa đào, mặc trang phục truyền thống của người Nhật và làm món ăn của người Nhật và tổ chức gameshow kiểm tra kiến thức về tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản làm cho tiết học tìm hiểu về đất nước Nhật Bản trở nên sinh động, gần gũi hơn.
tin liên quan
TP.HCM: Học sinh có thể lựa chọn môn thi theo kỳ thi THPT quốc giaNgày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố quy định về việc tổ chức kiểm tra học kỳ 1 năm học 2016-2017.
Học sinh Trường TPPT Lê Quý Đôn trong các tiết học sáng tạo |
Bình luận (0)