Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày 17.11.2020

16/11/2020 22:35 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày 17.11.2020 đặt vấn đề học phí của các trường công tự chủ tài chính tăng nhiêu cũng được hay có quy định khung?

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 17.11 ghi nhận cuộc gặp mặt 63 thầy cô giáo dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020. Câu chuyện về việc lựa chọn nghề giáo; giá trị lời khen tặng đúng lúc từ giáo viên.

Tự chủ không phải tăng bao nhiêu cũng được 

Từ năm 2015, mức trần học phí các trường ĐH công lập tự chủ (tự đảm bảo kinh phí thường xuyên và chi đầu tư) đã được Chính phủ quy định trong Nghị định 86/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Theo đó, trong năm học 2020-2021 này, các trường ĐH công tự chủ thực hiện thu học phí trong khoảng 20,5-50,5 triệu đồng/ năm. Mức trần này cao gấp 2-3,5 lần so với chương trình tương đương tại trường chưa tự chủ.
Mới đây, dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Bộ GD-ĐT cũng đề cập đến khung học phí cho các trường tự đảm bảo chi thường xuyên.
Như vậy, học phí các trường tự chủ vẫn quy định có mức tối đa chứ không phải muốn thu bao nhiêu cũng được như nhiều người nhầm tưởng. Cụ thể về khung quy định này của trường công lập tự chủ cũng như học phí của các trường tư thục ra sao… sẽ được thể hiện trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 17.11.

Nghẹn đắng những điều ước của giáo viên

Tại buổi gặp mặt 63 thầy cô giáo dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết sẽ phát động toàn xã hội chung tay chia sẻ cùng thầy cô.

Nhiều thầy cô giáo chia sẻ về việc thiếu điện, thiếu nước, đặc biệt là trường lớp còn chưa kiên cố, thiếu đồ dùng dạy học

BẢO ANH

Tại buổi gặp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã rời ghế ngồi, đến tận nơi để lắng nghe chia sẻ của các giáo viên. Đồng thời, ông đặt vấn đề, nếu để cho mỗi thầy cô có 3 điều ước giản dị thì sẽ ước gì. Đa số các giáo viên phản ánh về những khó khăn, vất vả ở vùng dân tộc thiểu số. Rất nhiều giáo viên cho biết ở nơi mình giảng dạy chưa có nhà vệ sinh, chưa có điện, chưa có nước sạch...
Cô giáo Vàng A De (dân tộc La hủ, ở H.Mường Tè, Lai Châu), chia sẻ: “Tôi chỉ ước có lớp học đầy đủ, trường có nhà vệ sinh”.
Sau khi nghe các chia sẻ của thầy cô, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết có những điều ước lớn như: xây trường, nước sạch, chế độ chính sách về biên chế... thì chưa thể giải quyết được ngay, vì đó là khó khăn chung của đất nước. Tuy nhiên, có 5 điều ước của thầy cô sẽ được kêu gọi xã hội chung tay chia sẻ.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 17.11 chuyển tải 5 điều ước mà xã hội sẽ cùng chung tay chia sẻ với thầy cô.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.